Điểm mặt những xu hướng khởi nghiệp năm 2022

21-02-2022 16:25|Vi Vi

Trong năm 2022, dòng vốn đầu tư mạo hiểm vào các startup Việt dự kiến sẽ tiếp tục tăng và là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư lẫn công ty công nghệ.

Dòng tiền mạnh

Theo Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ, trong năm 2021, vốn đầu tư rót vào các startup của Việt Nam đã lên tới hơn 1,35 tỉ USD. Việt Nam đã có thêm 2 kỳ lân chính là ví điện tử MoMo và ví điện tử VNPay, Tiki cũng gọi vốn thành công 258 triệu USD, VNLife 250 triệu USD, MoMo 300 triệu USD, Sky Mavis 152 triệu USD, EQuest 100 triệu USD...

Theo bà Quỳnh Võ, Giám đốc Phát triển Zone Startups Việt Nam, dòng vốn đầu tư mạo hiểm vào startup Việt sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022, nhưng sẽ có sự phân hóa vì cần phải thận trọng hơn trong dịch Covid-19. Tuy nhiên, tiền đầu tư đổ vào các startup sẽ ngày càng nhiều hơn nếu các startup chứng minh được khả năng thu hút người dùng lớn như MoMo, Tiki.

Đáng chú ý, theo bà Quỳnh Võ, có thể sẽ có một làn sóng các thế hệ nhà sáng lập cũ từ 4-5 năm trước quay trở lại khởi nghiệp một công ty mới trong năm 2022, khi các nhà sáng lập của startup đã dần hiểu được thị trường và hiểu được đường đi đúng đắn cho một startup. Làn sóng này đã diễn ra tại nhiều nước phát triển, hay trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia.

Những người này đã tích lũy nhiều kinh nghiệm về triển khai một công ty startup, tập hợp đội ngũ nhanh, triển khai công nghệ nhanh, biết các bước cần phải làm gì để gọi vốn. Họ cũng quen mặt với các quỹ đầu tư, nên khi công ty mới chứng minh được thành công bước đầu, giới đầu tư cũng dễ dàng tin tưởng và chi ra một số tiền lớn hơn.

IPO hay ICO?

Vị trí của Việt Nam đang có nhiều thay đổi tích cực trên bản đồ blockchain và tiền số của thế giới. Dữ liệu về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu (GCAI) do Chainalysis thống kê từ 154 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy Việt Nam đứng đầu với điểm tuyệt đối là 1. Vì vậy, rất nhiều startup đang có xu hướng phát hành coin lần đầu tiên (ICO) thay vì phải lựa chọn IPO để thu hút đầu tư từ cộng đồng, một phương án khó khăn và nhiều thủ tục. Tuy nhiên, theo bà Quỳnh Võ, đa phần các nhà sáng lập đang có xu hướng bị FOMO (Sợ bị bỏ lỡ - Fear Of Missing Out). Do đó, các startup cần phải suy nghĩ rất kỹ trước khi quyết định ICO.

Nói chung, IPO hay ICO không phải là đích đến của một startup, đích đến cuối cùng của một startup chính là con đường công ty sẽ đi như thế nào và sản phẩm của mình có phù hợp với khách hàng hay không.

Startup Việt Coolmate huy động thành công 6 triệu USD, bước đệm để IPO vào năm 2025

Startup Việt và cuộc “cách mạng số hoá" quản lý rác thải

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/diem-mat-nhung-xu-huong-khoi-nghiep-nam-2022-122577.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Điểm mặt những xu hướng khởi nghiệp năm 2022
    POWERED BY ONECMS & INTECH