Tình trạng đồng Yên mất giá kỷ lục không hiện còn là nỗi lo riêng của những doanh nghiệp thủy sản trên sàn chứng khoán như Sao Ta, Vĩnh Hoàn, Minh Phú, PAN Group... mà còn là câu chuyện của toàn ngành thủy sản Việt Nam.
CTCP Thực phẩm Sao Ta (Mã FMC - HoSE) kết thúc năm 2023 ghi nhận doanh thu gần 5.100 tỷ đồng và 302 tỷ lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2024, công ty đặt kế hoạch doanh thu 5.187 tỷ đồng và 320 tỷ lãi trước thuế hợp nhất.
Kết quả kinh doanh của Sao Ta những năm gần đây |
Quý I/2024, Sao Ta đạt 1.461 tỷ đồng doanh thu (phần lớn đến từ mảng thủy sản); lãi sau thuế đạt 57,2 tỷ đồng.
Tại ĐHCĐ thường niên hồi cuối tháng 4, liên quan đến một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm (Nhật Bản), cổ đông hỏi: "Hiện nay có thông tin Ecuador mở rộng xuất khẩu sang Nhật Bản, liệu có ảnh hưởng gì đến tôm Việt Nam nói chung và Sao Ta nói riêng không?".
Lãnh đạo công ty cho biết, Ecuador là nước cực khan hiếm lao động, cơ giới hóa cao, sản lượng nuôi trồng và thu hoạch tôm quả lớn, không thể đem chế biến hàng GTGT hết, nếu có cũng chỉ là tỷ lệ nhỏ, xuất khẩu chủ yếu là tôm nguyên con hoặc lặt đầu. Nhật Bản cũng thiếu hụt lao động nên không có điều kiện mua về để chế biến lại. Kết hợp các yếu tố này, nhận định rằng thông tin Ecuador mở rộng sang thị trường Nhật Bản không phải là nguy cơ lớn đối với tôm Việt Nam nói chung, Sao Ta nói riêng.
>> 'Ông lớn' thủy sản sắp chốt quyền trả cổ tức tiền mặt, tỷ lệ bằng 43% lợi nhuận 2023
Một cổ đông khác nêu vấn đề: "Đồng Yên mất giá có ảnh hưởng gì đến việc bán hàng qua Nhật của FMC? Công ty bán vào Nhật qua kênh bán lẻ hay kênh nhà hàng? Thị trường Nhật có bị thay đổi sang các loại đạm rẻ tiền khác ví dụ thịt heo, thịt gà không? Tình hình dịch bệnh EHP có ảnh hưởng nhiều đến nuôi tôm của FMC?".
Trả lời, đại diện Sao Ta cho biết: "Đồng Yên mất giá có tác động đến việc bán hàng qua Nhật của công ty. Ban lãnh đạo FMC luôn thường xuyên trao đổi trực tuyến với khách Nhật để có những phối hợp chia sẻ giữ khách hàng và thị phần. Sở thích tiêu dùng của người Nhật là thủy hải sản, nên mặc dù tình hình kinh tế khó khăn thì có thể chuyển dịch một phần sang thị heo, gà nhưng không thể thay đổi hoàn toàn.
Hiện chúng tôi bán qua Nhật ở cả kênh bán lẻ và kênh nhà hàng. FMC không thể chủ động đẩy mạnh kênh tiêu thụ nào mà điều này tùy khách hàng Nhật bởi khách hàng là người gần gũi nhất với người tiêu thụ cuối cùng.
Ảnh minh họa |
Về vấn đề nuôi tôm, ngoài tình hình dịch EHP còn phát sinh mầm bệnh mới TPD. Trại tôm của Sao Ta cũng bị ảnh hưởng nhưng ở tỷ lệ trong mức cho phép".
Chuyên gia Alvin Tan, người đứng đầu mảng chiến lược ngoại hối châu Á tại ngân hàng RBC Capital Markets, dự báo đồng Yên có thể suy yếu xuống mức 165 Yên đổi 1 USD lần đầu tiên kể từ năm 1986, bất chấp những nỗ lực của Nhật Bản nhằm ngăn chặn sự suy giảm của đồng tiền này.
Tình trạng đồng Yên mất giá kỷ lục không hiện còn là nỗi lo riêng của những doanh nghiệp thủy sản trên sàn chứng khoán như Sao Ta, Vĩnh Hoàn, Minh Phú, PAN Group... mà còn là câu chuyện của toàn ngành thủy sản Việt Nam.
Được biết, trong năm 2023, giá trị xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp Việt sang Nhật Bản ước đạt hơn 1,5 tỷ USD. Sang năm 2024, cùng với dự báo về nhu cầu tiêu dùng của người dân Nhật không có sự đột phá, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này dự kiến sẽ khó có sự tăng trưởng vượt trội.
Đây cũng là chia sẻ được lãnh đạo Sao Ta đưa ra tại ĐHCĐ thường niên 2024 vừa qua.
Cụ thể, trả lời câu hỏi, "Sức mua và khả năng tăng giá bán ở thị trường Mỹ và Nhật năm 2024? Năm nay công ty có nguồn khách hàng mới nào không?", đại diện FMC cho biết: "Xu thế lạm phát, sức mua yếu trong khi cung toàn cầu mạnh nên với cùng một sản phẩm ở năm trước sẽ khó tăng giá năm nay. Tuy nhiên vẫn còn khả năng tăng giá với các sản phẩm mới, sản phẩm riêng biệt, kích cỡ khan hiếm hoặc nhà sản xuất có uy tín thương hiệu.
Sao Ta chắc chắn có nguồn khách hàng mới nhưng phải từng bước thu hút bằng chất lượng và giá".
Ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT FMC (bìa phải) |
Được biết, Sao Ta hiện là công ty con gián tiếp của Tập đoàn PAN với tỷ lệ nắm vốn ở mức 37,75% vốn. Hai cổ đông lớn còn lại là CTCP Chăn nuôi C.P Việt Nam và CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (Mã ABT - công ty con của PAN) lần lượt nắm 24,9% và 12,37% vốn.
Ngày 15/5 tới sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền năm 2023 tỷ lệ 20% (1 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng). Ngày thanh toán là 29/5. Đây là kết quả vừa được ĐHCĐ thường niên 2024 thông qua chiều ngày 19/4.
Với gần 65,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính số tiền Sao Ta dự chi cho đợt cổ tức tới đây là hơn 130 tỷ đồng.
PAN Group chia cổ tức trở lại, Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng trăn trở: 'Cổ đông chưa giúp cổ phiếu viral'