Đối diện nguy cơ hủy niêm yết, HNG có phải là trường hợp 'đặc biệt' giống HVN?

03-01-2024 20:10|Hải Băng

HAGL Agrico (HNG) đối diện nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc nếu 2023 tiếp tục kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên UBCKNN đang lấy ý kiến để sửa đổi, bổ sung điều luật nhằm duy trì niêm yết với "trường hợp đặc biệt".

CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - HoSE: HNG) công bố báo cáo tài chính quý III/2023 với doanh thu 159,86 tỷ đồng và khoản lỗ 198,98 tỷ đồng, đánh dấu 10 quý thua lỗ liên tục. Lũy kế 9 tháng, công ty ghi nhận doanh thu 438,29 tỷ đồng, báo lỗ 446 tỷ đồng.

Kinh doanh dưới giá vốn và đã trải qua 3 quý thua lỗ, rất có thể HNG tiếp tục ghi nhận lợi nhuận âm trong năm 2023. Trước đó năm 2021, công ty này lỗ 1.110,43 tỷ đồng và năm 2022 lỗ 3.576,45 tỷ đồng.

Theo khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, cổ phiếu bị hủy bỏ niêm yết khi kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.

Như vậy, HAGL Agrico nếu thua lỗ 3 năm liên tiếp, hoàn toàn sẽ đối mặt nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc.

Đối diện nguy cơ hủy niêm yết, HNG có phải là trường hợp 'đặc biệt' giống HVN?
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, mới đây Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Theo đó, dự thảo bổ sung khoản 7 Điều 120 như sau: "Trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết do Chính phủ xem xét, quyết định".

Quy định này được xem là cơ sở pháp lý mở đường cho trường hợp duy trì niêm yết, đặc biệt với Vietnam Airlines (HoSE: HVN). Thời gian đăng tải lấy ý kiến đến ngày 05/01/2024.

Lý giải về sự "đặc biệt" của doanh nghiệp mình, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng của Vietnam Airlines cho biết đến trước khi Covid-19 xảy ra, HVN là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về vốn hóa lớn trên sàn HoSE, có tài chính lành mạnh. Yếu tố ảnh hưởng khách quan là đại dịch ập đến khiến nhiều hãng hàng không trên thế giới lao đao, không chỉ riêng Vietnam Airlines.

Xét về cơ cấu cổ đông, 2 cổ đông lớn của HVN là cơ quan nhà nước với tổng vốn góp lên tới 86,34% doanh nghiệp.

>> Vietnam Airlines (HVN) 'thoát hiểm' bằng cách 'sửa luật'?

Trái ngược với HVN, HNG hoàn toàn là công ty tư nhân, không có yếu tố Nhà nước. Hoạt động kinh doanh của HNG không chịu tác động nặng bởi yếu tố "thiên nga đen" như Covid-19. Trước đó, doanh nghiệp này đã kinh doanh sa sút và từng đối mặt nguy cơ hủy niêm yết vào năm 2021 song nhờ có khoản lợi nhuận bất thường vào thời điểm cuối năm 2020 nên thoát nạn.

Về ý chí của lãnh đạo HNG cho thấy cũng không có nhiều quyết tâm bảo vệ công ty khỏi hủy niêm yết. "Thà chấp nhận để HNG hủy niêm yết để cố gắng vài năm tới có lãi, lúc đó công ty sẽ quay trở lại với sức khỏe tốt hơn, còn hơn là bệnh tới bệnh lui", ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT HAGL Agrico chia sẻ trong ĐHCĐ thường niên 2023 diễn ra sáng 27/4/2023.

>> Cổ đông HAGL Agrico (HNG) đang chờ điều kỳ diệu ở 'phút 89'?

Nhận định chứng khoán 4/1: Các công ty chứng khoán đồng thuận về mục tiêu điểm số thị trường

HSBC bán mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, 800.000 khách hàng 'đổi chủ'

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/doi-dien-nguy-co-huy-niem-yet-hng-co-phai-la-truong-hop-dac-biet-giong-hvn-218257.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đối diện nguy cơ hủy niêm yết, HNG có phải là trường hợp 'đặc biệt' giống HVN?
    POWERED BY ONECMS & INTECH