Quốc tế

Đức bất ngờ phản đối áp đặt thuế quan xe điện Trung Quốc

Hùng Dũng 30/09/2023 - 09:25

Chính phủ Berlin cảm thấy sự áp đặt thuế quan nhập khẩu đối với xe điện Trung Quốc là điều không cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Giữa thời điểm Ủy ban châu Âu (EC) khởi động điều tra việc Trung Quốc trợ cấp các sản phẩm xe điện nước này, gây ra tình trạng xe điện giá rẻ do Trung Quốc sản xuất tràn ngập thị trường quốc tế thì chính phủ Đức lại bày tỏ một thái độ không đồng tình và đi ngược lại với những quan điểm chung của khối.

Cuộc điều tra sẽ dẫn tới một quyết định chung về việc Liên minh châu Âu (EU) có áp đặt một lệnh trừng phạt thuế quan nhắm vào xe điện giá rẻ Trung Quốc hay không để có thể bình ổn lại thị trường và ngăn sự cạnh tranh không công bằng trong kinh doanh về ô tô.

Theo phần đông chuyên gia quan sát quốc tế cho rằng, sự gian lận về tài trợ mà chính phủ Trung Quốc dành cho một số hãng xe điện quốc nội là điều dễ dàng nhận thấy.

Thủ tướng Olaf Scholz là một người đặc biệt quan tâm tới ngành công nghiệp ô tô Đức. Ảnh: Volkswagen.

Dẫu vậy, theo thủ tướng Đức – Olaf Scholz, chia sẻ với tờ Tuần báo Kinh doanh Wirtschaftswoche rằng, ông cảm thấy không có những lí do thuyết phục để chính phủ Berlin phải đưa ra một lệnh trừng phạt nhắm vào xe điện Trung Quốc tại thị trường châu Âu.

Theo vị thủ tướng, mô hình kinh tế hiện nay không nên dựa vào chủ nghĩa bảo hộ và áp đặt mà phải dựa trên chính sự hấp dẫn của sản phẩm mà chúng ta tại ra đối với thị trường.

Vị này nói thêm rằng cũng đã từng xuất hiện những lo ngại tương tự khi ô tô Nhật Bản tới Đức vào thập niên 1980, ô tô Hàn Quốc vào thập niên 1990 – 2000 và giờ là ô tô Trung Quốc. Song, ô tô Đức vẫn sẽ đứng vững và chính phủ Đức cũng sẽ giữ vững lập tường của mình.

Đức hiện nay là nền kinh tế chủ lực của Liên minh châu Âu (EU) và có ngành công nghiệp ô tô phát triển nhất trong khối. Thế nhưng, trong thời gian trở lại đây, một số ý kiến của chính phủ Berlin đã đi ngược lại với chính sách chung của Uỷ ban, khiến cho nhiều đạo luật và quyết định đã không được thông qua.

Mới đây nhất, việc Đức bất ngờ lên án và phản đối về đạo luật Giảm khí thải thông qua chính sách Euro-7, ngừng sản xuất, phân phối và sử dụng xe động cơ đốt trong trên toàn châu Âu kể từ năm 2025 khiến cho EC không thể ra tuyên bố chung thông qua đạo luật, dẫn tới sự việc phải hoãn bỏ phiếu vô thời hạn.

Đối lập với nhiều thị trường ô tô của các quốc gia châu Âu khác, thị trường ô tô Đức vẫn cực kỳ tự tin khi những nhà sản xuất nội địa như Volkswagen, Mercedes-Benz hay BMW vẫn chiếm lĩnh đa số thị phần quan trọng. Ngược lại, các hãng xe Đức là những hãng xe châu Âu hiếm hoi còn có sức ảnh hưởng to lớn và được đón nhận nồng nhiệt bởi người tiêu dùng Trung Quốc.

Người Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng xe Đức hơn mọi hãng xe châu Âu khác. Ảnh: Mercedes-Benz.

Trung Quốc chiếm tới 1/3 doanh số toàn cầu của hãng xe sang Audi, chỉ riêng trong năm 2022, đã có hơn 10.000 chiếc sedan hạng sang A8 được xuất khẩu sang thị trường này trực tiếp từ Đức.

Thị trường này cũng tiêu thụ tới 1/3 tổng doanh số toàn cầu của 2 phân khúc xe sang là 7-Series của BMW và S-Class của Mercedes-Benz. Những chiếc Maybay có giá trị trên 201.000 đô la có doanh số bán trên 1.000 chiếc mỗi tháng chỉ riêng tại Trung Quốc.

Vì vậy, hoàn toàn dễ hiểu khi người Đức đang rất tự tin vào sức mạnh nội lực của ngành ô tô quốc nội trong khi lại không muốn mất đi thị trường quốc tế quan trọng hàng đầu là Trung Quốc.

Hùng Dũng (tổng hợp)

Đường phố Hà Nội thành sông sau mưa, xe điện lại ghi điểm cộng

Huawei tung siêu phẩm xe điện, khẳng định vượt trội hơn Tesla

Tesla hưởng lợi từ cuộc điều tra chống trợ cấp xe điện của EU

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/duc-bat-ngo-phan-doi-ap-dat-thue-quan-xe-dien-trung-quoc-2196064.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Đức bất ngờ phản đối áp đặt thuế quan xe điện Trung Quốc
POWERED BY ONECMS & INTECH