Điểm đến

Khám phá lăng mộ bằng đá của cha Nam Phương hoàng hậu: Cheo leo trên ngọn đồi rộng 4ha, cổng dựng 4 trụ biểu cao cùng 158 bậc thang dẫn đến lăng mộ

Thanh Thanh 15/12/2023 15:08

Được biết, lăng mộ này nằm cheo leo trên ngọn đồi rộng 4ha, được tạc bằng đá xanh nguyên khối với nhiều hoa văn công phu.

Nếu là một người yêu thích tìm hiểu các công trình kiến trúc cổ điển của nước nhà, thì lăng mộ của cha Nam Phương hoàng hậu chắc hẳn là điểm đến mà bạn không nên bỏ lỡ trong chuyến hành trình khám phá của mình.

Theo đó, ông Nguyễn Hữu Hào là cha của Nam Phương hoàng hậu. Sinh thời, ông là một đại điền chủ rất giàu có ở đất Nam kỳ, vào năm 1928 gia đình ông Nguyễn Hữu Hào đã có hơn 1.000 mẫu ruộng. Đến tuổi lập gia đình, ông cưới bà Lê Thị Bình - con gái của đại điền chủ huyện sỹ Lê Phát Đạt. Vợ chồng ông Nguyễn Hữu Hào sinh được 2 cô con gái, trong đó có một người được gả cho Vua Bảo Đại, chính là Nam Phương hoàng hậu.

Những ngày cuối đời, vợ chồng ông Nguyễn Hữu Hào chỉ sống ở Đà Lạt mà rất ít khi trở về quê hương Gò Công. Khi bắt đầu lâm bệnh nặng và biết sẽ khó qua khỏi, ông có nguyện vọng sau khi qua đời sẽ được chôn cất tại Đà Lạt.

Ngày nay, lăng mộ Nguyễn Hữu Hào tọa lạc ở ngọn đồi phía Tây Nam thành phố Đà Lạt. Khu lăng mộ được xây dựng liên tục trong vòng 4 năm. Đây là một công trình kiến trúc vô cùng công phu và uy nghi, tráng lệ được vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương cho khởi công xây dựng làm nơi yên nghỉ cho cha mẹ của mình.

Toàn cảnh khu lăng mộ nhìn từ trên cao.

Toàn cảnh khu lăng mộ nhìn từ trên cao.

Kiến trúc độc đáo

Thông tin trên Báo Tuổi trẻ cho biết, khu lăng mộ được xây dựng bề thế, uy nghi trên ngọn đồi rộng 4ha, xung quanh bao phủ bởi rất nhiều hàng thông cao sừng sững. Điều đầu tiên khiến bạn ấn tượng bởi công trình này chính là chiếc cổng lăng với 4 trụ biểu cao, trên đỉnh gắn hình bông sen và hai con chó ngao cách điệu.

Chiếc cổng lăng với 4 trụ biểu cao.

Chiếc cổng lăng với 4 trụ biểu cao.

Lối lên lăng được xây dựng thẳng tắp từ cổng đi vào với độ dốc thoai thoải, gồm tổng cộng 158 bậc thang dẫn đến lặng mộ. Hai bên lối đi vào là những hàng thông mọc ngay ngắn, cỏ dại và rong rêu phủ lên những bậc thang tạo nên một sự hoang vu nhưng rất trang nghiêm.

Cỏ dại và rong rêu phủ đầy lên những bậc thang tạo nên sự hoang vu.

Cỏ dại và rong rêu phủ đầy lên những bậc thang tạo nên sự hoang vu.

Tuy nhiên, trước khi bước đến lăng mộ, bạn phải đi qua một sân tế, sau đó dẫn lên sân chầu bằng 13 bậc và xuống bằng một lối khác cũng có 13 bậc. Để vào chính lăng phải tiếp tục qua 20 bậc nữa, đây cũng là lối lên xuống duy nhất.

Ở bậc thang cuối cùng là tượng hai con sư tử đá trấn giữ trước khu vực nhà mồ.

Ở bậc thang cuối cùng là tượng hai con sư tử đá trấn giữ trước khu vực nhà mồ.

Mộ ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính được tạc bằng đá xanh nguyên khối với nhiều hoa văn công phu thể hiện quyền uy, giàu có. Hai ngôi mộ được đặt song song cạnh nhau trong một tòa lăng được xây dựng theo lối kiến trúc phảng phất dấu ấn cung đình Huế.

Hai ngôi mộ được song táng theo quan niệm càn Khôn hiệp đức.

Hai ngôi mộ được song táng theo quan niệm càn Khôn hiệp đức.

Nền, trần, tường, bia mộ, hương án... đều được làm bằng đá xanh.

Nền, trần, tường, bia mộ, hương án... đều được làm bằng đá xanh.

Lăng mộ có mái vòm và cây thánh giá trên đỉnh. Trên lăng mộ của ông Nguyễn Hữu Hào hiện còn hai văn bia được tạc trên đá xanh do hai người con gái của ông tạo lập nhằm truy niệm công đức sinh thành của đấng thân sinh.

Bài minh trên bia do chính hoàng hậu Nam Phương lập năm 1939.

Bài minh trên bia do chính hoàng hậu Nam Phương lập năm 1939.

Phần mái lăng mộ đúc bê tông cốt thép, hình tán xòe rộng. Trần kiểu dàn hoa, mái được lợp bằng ngói hoàng lưu ly. Phía trên đỉnh là hình ảnh cây thánh giá.

Phía trên đỉnh là hình ảnh cây thánh giá.

Phía trên đỉnh là hình ảnh cây thánh giá.

Sau gần 80 năm tồn tại, các công trình ở đây vẫn còn khá nguyên vẹn, đậm nét cổ kính giữa núi rừng.

Sau gần 80 năm tồn tại, các công trình ở đây vẫn còn khá nguyên vẹn, đậm nét cổ kính giữa núi rừng.

Ngày nay, khu lăng mộ được nhiều du khách tìm đến, đặc biệt là các bạn trẻ có sở thích khám phá.

Những địa điểm lân cận lăng mộ du khách không nên bỏ qua

Lâm Đồng là mảnh đất với nhiều địa điểm nổi tiếng, khi tới nơi đây du lịch, ngoài việc khám phá lăng mộ ông nguyễn Hữu Hào, du khách còn có thể thử trải qua những địa điểm khác như:

Đồi chè Cầu Đất

f5c38556f6305e6e0721

Nằm cách trung tâm thành phố 25km, đồi chè Cầu Đất là một trong những địa điểm du lịch Lâm Đồng lý tưởng để săn mây. Muốn săn mây, bạn cần phải di chuyển từ sớm để có mặt tại đây lúc 5h - 6h sáng.

Khi đến đây, bạn sẽ ngỡ ngàng vô cùng trước những hàng chè được trồng ngay ngắn, thẳng tắp. Mùi lá chè tươi, thơm ngát cùng với không khí sớm mai khiến mệt mỏi dường như tan biến hết. Bạn cũng có thể di chuyển đến đây vào buổi chiều để ngắm khung cảnh hoàng hôn như tranh vẽ.

Núi LangBiang

20220527142859khu-du-lich-lang-biang-da-lat

Núi LangBiang được tạo nên từ núi Ông và núi Bà. Nơi đây nằm tại huyện Lạc Dương, cách trung tâm Đà Lạt 12km. Khi đến đây, bạn sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh Đà Lạt từ trên cao xuống.

Không chỉ ngắm cảnh sắc núi rừng, bạn còn có thể tham gia vào những trò chơi mang cảm giác mạnh khi đến đây. Đó là leo núi, chơi dù lượn hay chinh phục đỉnh cao nhất ở núi LangBiang.

Chùa Linh Quy Pháp Ẩn

24dfeea6-c1ef-483b-9aa9-ebcbe42b5a9a

Chùa Linh Quy Pháp Ẩn - một trong những địa điểm du lịch Lâm Đồng nổi tiếng. Chùa cách thành phố Bảo Lộc khoảng 21km về phía nam. Nơi đây thu hút đông đảo du khách tìm về chiêm ngưỡng sắc thiên nhiên tuyệt đẹp

Khoảng thời gian tuyệt vời nhất mà bạn nên đến đây là từ tháng 2 đến tháng 6. Lúc này, bạn sẽ được ngắm trọn vẹn khung cảnh mặt trời mọc lúc sớm mai.

Lưu ý rằng, việc di chuyển bằng xe máy sẽ giúp du khách chủ động hơn trong thời gian cũng như lộ trình di chuyển. Đồng thời, hãy nhớ tra cứu và nghiên cứu thật kỹ cung đường đi đến địa điểm du lịch này trên bản đồ, sẽ giúp bạn chủ động và tự tin hơn trong khi di chuyển.

Làng Cù Lần

33c94add25bb8de5d4aa

Tọa lạc tại huyện Lạc Dương cách trung tâm Đà Lạt khoảng 20km, làng Cù Lần là địa điểm check in Lâm Đồng được các bạn trẻ yêu mến. Sở dĩ ngôi làng có tên gọi như vậy là bởi ở đây có rất nhiều cây cù lần có tác dụng cầm máu. Đây là một trong những loại cây đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.

Đến với làng Cù Lần, bạn sẽ được tham gia các trò chơi ngoài trời như xe đạp địa hình, thả diều, săn gà rừng... Mỗi trò chơi ở đây đều giúp bạn gia tăng tính gắn kết trong đội nhóm cũng như gia đình thân yêu của mình.

Khoảng thời gian đẹp nhất mà du khách nên đến du lịch ở Lâm Đồng là từ tháng 12 đến tháng 4, bởi quãng thời gian này Lâm Đồng khô ráo, dễ chịu.

>> Hòn đảo chỉ rộng 3km2 nhưng nổi tiếng 'giàu có' ở miền Trung, gần như nhà nào cũng có tôm hùm

Bí ẩn ‘thị trấn ma’ ở sa mạc của thành phố giàu có bậc nhất thế giới: Xuất hiện vào ban ngày, biến mất vào ban đêm, các nhà khoa học cũng không lý giải nổi

Thành phố quy hoạch theo sơ đồ bát quái không đèn giao thông nhưng chưa từng tắc đường, hệ thống 8 đường chính tỏa rộng theo quy luật nói không với ngập lụt

Hòn đảo đá duy nhất ở ven biển 'vựa dầu mỏ' của Việt Nam, có ngôi miếu cổ và con đường xuyên biển bí ẩn, khách du lịch phải 'xem ngày xem giờ' mới có thể ra thăm

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/kham-pha-lang-mo-bang-da-cua-cha-nam-phuong-hoang-hau-cheo-leo-tren-ngon-doi-rong-4ha-cong-dung-4-tru-bieu-cao-cung-158-bac-thang-dan-den-lang-mo-d113036.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Khám phá lăng mộ bằng đá của cha Nam Phương hoàng hậu: Cheo leo trên ngọn đồi rộng 4ha, cổng dựng 4 trụ biểu cao cùng 158 bậc thang dẫn đến lăng mộ
POWERED BY ONECMS & INTECH