Nếu có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên chú ý tới sức khỏe của mình và tầm soát ung thư kịp thời.
Khi cơ thể có vấn đề, giấc ngủ của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong trường hợp cơ thể có "mầm mống" ung thư, chúng ta sẽ nhận thấy những dấu hiệu bất thường khi đi ngủ. Đặc biệt, bạn không nên chủ quan nếu nhận thấy những dấu hiệu dưới đây:
1. Sốt dai dẳng
Sức đề kháng của những người mắc bệnh ung thư sẽ giảm dần về đêm. Vì vậy, họ dễ bị đánh thức bởi những cơn sốt triền miên, dai dẳng ngày này qua ngày khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sốt nhưng nếu không phải cảm cúm thì bạn nên chú ý tới sức khỏe của mình. Tình trạng sốt dai dẳng có thể là dấu hiệu của các bệnh ung thư nên chúng ta không được chủ quan.
Theo các chuyên gia, tình trạng thiếu máu cục bộ, thiếu oxy tế bào khối u, hoại tử mô dẫn đến sốt. Sốt còn có thể được gây ra khi khối u tiết ra các chất kháng nguyên và cơ thể phản ứng lại. Ngoài ra, một số trường hợp khối u còn xâm nhập vào hệ thống điều hòa nhiệt độ cơ thể dẫn đến tình trạng sốt cao không dứt. Nếu bạn gặp tình trạng sốt không dứt kèm theo ăn không ngon, sụt cân... thì nên kiểm tra sức khỏe của mình.
2. Đau nhức xương
Đau nhức xương là tình trạng nhiều người gặp phải, có thể gặp vấn đề về xương khớp. Thế nhưng bạn cũng không nên chủ quan khi gặp tình trạng này vì rất có thể đây cũng là dấu hiệu ung thư. Nếu như chúng ta thường xuyên cảm thấy đau nhức cơ thể, nhất là xương, về đêm đau hơn ban ngày thì cần chú ý hơn về sức khỏe.
Theo các chuyên gia, khoảng 70% bệnh nhân ung thư sẽ di căn tới xương khiến xương lúc nào cũng đau nhức, uống thuốc vẫn không thuyên giảm. Không ít người bệnh ung thư còn gặp phải tình trạng chuột rút hoặc co giật vào ban đêm khi mắc căn bệnh quái ác này.
Ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt... là những căn bệnh thường gây ra đau xương. Nếu phát hiện đau xương kết hợp với nhiều triệu chứng bất thường như tức ngực, khó thở, co giật, chuột rút, đau bụng... chúng ta nên đi tầm soát ngay.
3. Mất ngủ dài ngày
Mất ngủ dài ngày cũng là một trong những dấu hiệu có thể cảnh báo ung thư nhưng nhiều người chủ quan. Nhiều người nghĩ tình trạng mất ngủ diễn ra là bình thường nên không tìm cách cải thiện, lâu dần mới gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.
Theo nhiều nghiên cứu, mối quan hệ giữa mất ngủ dài ngày và bệnh ung thư vô cùng mật thiết. Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh này đều bị rối loạn giấc ngủ. Nếu như trong cơ thể có "mầm mống" ung thư, chúng ta sẽ cảm thấy dễ thức giấc vào rạng sáng. Khi đã thức, ta khó đi vào giấc ngủ và luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Không chỉ vậy, nếu mất ngủ do ung thư gây ra, chúng ta dùng thuốc cũng sẽ không thuyên giảm.
Khi những khối u phát triển mạnh, chúng sẽ chèn ép vào dây thần kinh, gây khó ngủ vào ban đêm, khiến bệnh nhân mệt mỏi, không có năng lượng. Bởi vậy, chúng ta không nên chủ quan khi mất ngủ kéo dài, dùng thuốc cũng không có tác dụng mà cần tầm soát ung thư ngay.
Bên cạnh đó, để ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư, mỗi người nên duy trì lối sống khoa học, lành mạnh. Chúng ta nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo cơ thể không tồn tại "mầm mống" bệnh.
Tổng hợp