Mở 7 hố thăm dò trên diện tích 80m2 để khai quật khảo cổ tháp đôi 1.000 năm tuổi ở miền Trung Việt Nam

11-04-2024 04:54|Nhật Linh

Di tích này hiện không còn nguyên vẹn và đang trải qua quá trình hoang phế, xuống cấp theo thời gian và tác động của khí hậu khắc nghiệt.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra quyết định cho phép thăm dò và khai quật Di tích Quốc gia tháp đôi Liễu Cốc tại khu vực tổ dân phố Xuân Tháp, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đây là công trình kiến trúc đặc trưng của văn hóa Chăm Pa, đã tồn tại hơn 1.000 năm. Di tích này đã được công nhận là Di tích Quốc gia từ năm 1994.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra quyết định cho phép thăm dò và khai quật Di tích Quốc gia tháp đôi Liễu Cốc

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra quyết định cho phép thăm dò và khai quật Di tích Quốc gia tháp đôi Liễu Cốc

Theo kế hoạch, việc thăm dò và khai quật sẽ diễn ra từ ngày 09/4/2024 đến ngày 05/7/2024, trên diện tích tổng cộng là 80m2. Cụ thể, diện tích thăm dò là 20m2 (bao gồm 4 hố có diện tích mỗi hố là 5m2) và diện tích khai quật là 60m2 (bao gồm 3 hố có diện tích mỗi hố là 20m2). Ông Nguyễn Ngọc Chất, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, sẽ đảm nhận vai trò chủ trì trong quá trình thăm dò và khai quật.

Theo kế hoạch, việc thăm dò và khai quật sẽ diễn ra từ ngày 09/4/2024 đến ngày 05/7/2024

Theo kế hoạch, việc thăm dò và khai quật sẽ diễn ra từ ngày 09/4/2024 đến ngày 05/7/2024

Trong quá trình thăm dò và khai quật khảo cổ, cơ quan được cấp phép phải chú ý đảm bảo bảo vệ địa tầng của di tích và có trách nhiệm thông báo cho cộng đồng về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức trước khi có sự thỏa thuận từ cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.

Những hiện vật thu thập được trong quá trình này sẽ được Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế chịu trách nhiệm giữ gìn, bảo quản, tránh hỏng hóc và thất lạc, đồng thời báo cáo cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phương án bảo vệ và tận dụng giá trị của hiện vật.

Khi kết thúc đợt thăm dò và khai quật khảo cổ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phải có báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã thăm dò và khai quật khảo cổ trong vòng một tháng, báo cáo khoa học trong vòng một năm đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hiện nay, tháp đôi Liễu Cốc đã bị sụp đổ và không còn nguyên vẹn

Hiện nay, tháp đôi Liễu Cốc đã bị sụp đổ và không còn nguyên vẹn

Tháp đôi Liễu Cốc là một tập hợp các công trình đặc trưng của văn hóa Chăm Pa, được xây dựng gần nhau trên hai trục song song hướng đông - tây, với lối vào ở phía đông, tuân theo nguyên tắc xây dựng của các đền đài thuộc phong cách văn hóa Ấn Độ giáo. Cơ sở móng của các tháp được chôn sâu dưới lòng đất và hiện vẫn chưa xác định được nền móng ban đầu của chúng.

Hiện nay, tháp đôi Liễu Cốc đã bị sụp đổ và không còn nguyên vẹn. Vào năm 1926, Viện Viễn Đông Bác Cổ đã nghiên cứu và xếp hạng tháp đôi Liễu Cốc là một trong những di tích được xếp hạng trong toàn Việt Nam và Đông Dương. Vào cuối năm 2023, chính quyền địa phương đã đầu tư chỉnh trang không gian cảnh quan, lát nền đường dẫn vào Di tích Quốc gia tháp đôi Liễu Cốc.

>> Toà tháp 7 tầng ‘nghiêng vẹo’ hơn cả tháp Pisa, chân tháp bị phá hủy nhưng vì sao vẫn đứng vững suốt nghìn năm qua?

Mở 4 hố thăm dò, lật tung 220m2 đất, phát hiện con đường thần đạo bí mật dẫn vào Thánh địa Mỹ Sơn

Khai quật khảo cổ diện tích gần 1.000m2 tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/mo-7-ho-tham-do-tren-dien-tich-80m2-de-khai-quat-khao-co-thap-doi-1000-nam-tuoi-o-mien-trung-viet-nam-d120159.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Mở 7 hố thăm dò trên diện tích 80m2 để khai quật khảo cổ tháp đôi 1.000 năm tuổi ở miền Trung Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH