Doanh nghiệp

Một dự án điện tại Việt Nam bất ngờ được chọn cung cấp tín chỉ carbon cho Olympic Paris 2024

Mai Chi 05/07/2024 - 20:39

Dự án điện này cũng là đại diện duy nhất của Châu Á được chọn.

Ban tổ chức Thế vận hội Paris 2024 vừa công bố những bước phát triển mới nhất liên quan đến các cam kết về khí hậu, tập trung vào việc giảm lượng khí thải và hỗ trợ các dự án thu giữ, giảm thiểu carbon. Trong số đó, Nhà máy Điện mặt trời AMI Khánh Hòa là dự án duy nhất tại châu Á được chọn để cung cấp tín chỉ carbon cho sự kiện thể thao toàn cầu này.

Olympic Paris 2024 diễn ra từ 26/7-11/8/, Ban tổ chức Thế vận hội nhấn mạnh trách nhiệm của các sự kiện thể thao lớn trong việc đối phó với biến đổi khí hậu. Họ đã triển khai chương trình tài trợ cho các dự án nhằm tránh và thu giữ lượng khí thải carbon, không chỉ trong biên giới nước Pháp mà còn tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu trên khắp thế giới.

Trong số 9 dự án được lựa chọn, nhà máy Điện mặt trời AMI Khánh Hòa tại xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa là dự án duy nhất tại châu Á. Nhà máy này có tổng công suất lắp đặt 50MW, tạo ra 76.842MW điện mỗi năm và giúp giảm khoảng 65.254 teqCO2/năm.

Nhà máy điện mặt trời AMI Khánh Hòa, thuộc sở hữu của Công ty cổ phần AMI AC Renewables, là một liên doanh giữa AMI Renewables (Việt Nam) và ACEN (Philippines). Được đưa vào vận hành từ ngày 25/5/2019, dự án này đã đóng góp đáng kể vào việc giảm phát thải khí CO2.

Bà Emilie Alberola, Tổng giám đốc EcoAct Pháp, chia sẻ: “EcoAct tự hào hỗ trợ Paris 2024 trong việc lựa chọn và giám sát dự án này, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương.”

Một dự án điện tại Việt Nam bất ngờ được chọn cung cấp tín chỉ carbon cho Olympic Paris 2024
Ảnh minh họa

>> Lý do LG Chemical, Intel, Samsung... rời đi, không triển khai loạt dự án hàng tỷ USD tại Việt Nam

Ngoài nhà máy điện mặt trời AMI Khánh Hòa, AMI AC Renewables còn có Nhà máy Điện mặt trời BMT tại Đắk Lắk và cụm trang trại điện gió B&T tại Quảng Bình. Cả hai dự án này đều có những đóng góp quan trọng vào việc giảm phát thải CO2, với tổng lượng giảm phát thải lên đến hàng trăm nghìn teqCO2 mỗi năm. Tính đến nay, AMI AC Renewables đã phát hành hơn 200.000 tín chỉ carbon cho các công ty trên toàn thế giới, khẳng định vị thế của mình trong ngành năng lượng tái tạo và bù đắp carbon.

Để giảm một nửa lượng khí thải carbon của Thế vận hội, Ban tổ chức Paris 2024 đang xem xét tất cả lượng khí thải trực tiếp và gián tiếp, bao gồm cả việc đi lại của khán giả. Trung bình, các Thế vận hội gần đây, không bao gồm Thế vận hội Tokyo 2020 không có khán giả, đã thải ra khoảng 3,5 triệu tấn CO2.

Quản lý và giảm lượng khí thải carbon là mục tiêu hàng đầu của Paris 2024. Ban tổ chức đã tuyển dụng các chuyên gia về khí hậu trong Ủy ban Chuyển đổi Sinh thái và hợp tác với các chuyên gia được đào tạo về Carbon của Bilan để phát triển một phương pháp và công cụ theo dõi khí thải. Công cụ này tích hợp gần 10.000 điểm dữ liệu, giúp ước tính lượng khí thải carbon của Paris 2024 chỉ còn 1,58 triệu tấn CO2, thấp hơn mục tiêu ban đầu là 1,75 triệu tấn CO2.

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa trước khi sự kiện diễn ra, mọi nỗ lực tránh, giảm và kiểm soát khí thải đang giúp Paris 2024 tiến gần hơn đến việc đạt được mục tiêu đầy tham vọng này. Ban tổ chức cam kết không chỉ quản lý mà còn giảm thiểu lượng khí thải carbon, đảm bảo rằng Thế vận hội sẽ góp phần vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

>> Chủ tịch Trương Gia Bình tuyên bố: FPT sẽ đầu tư toàn bộ nguồn lực để bước vào cuộc 'đặt cược' lớn nhất trong lịch sử

Lý do LG Chemical, Intel, Samsung... rời đi, không triển khai loạt dự án hàng tỷ USD tại Việt Nam

Hàng không 'loay hoay', đường sắt 'thắng lớn', VNR khoe lãi 6 tháng lập kỷ lục chưa từng có

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mot-du-an-dien-tai-viet-nam-bat-ngo-duoc-chon-cung-cap-tin-chi-carbon-cho-olympic-paris-2024-241169.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Một dự án điện tại Việt Nam bất ngờ được chọn cung cấp tín chỉ carbon cho Olympic Paris 2024
    POWERED BY ONECMS & INTECH