Xã hội

Mức sinh giảm liên tục, Việt Nam có thể đối mặt với dân số tăng trưởng âm sau 35 năm

Như Ý 30/08/2024 10:48

Các chuyên gia nhận định rằng, mức sinh của Việt Nam đang thấp ở mức đáng lo ngại.

Vào ngày 28/8, Hội thảo bàn về giải pháp ngăn chặn xu hướng mức sinh thấp đã được tổ chức với sự tham gia của các nhà khoa học và quản lý. Theo đó, các chuyên gia đã đưa ra nhận định: Mức sinh của Việt Nam đang thấp ở mức đáng lo ngại. Năm 2023, Việt Nam ghi nhận mức sinh thấp kỷ lục với chỉ 1,96 con/phụ nữ, thấp hơn đáng kể so với mức sinh thay thế lý tưởng là 2,1 con/phụ nữ. Tình hình này dự báo sẽ còn tiếp tục xấu đi trong những năm tới.

Mức sinh của Việt Nam đang giảm liên tục. Ảnh minh họa: Internet

Mức sinh của Việt Nam đang giảm liên tục. Ảnh minh họa: Internet

Phó Cục trưởng Cục Dân số, Bộ Y tế - ông Phạm Vũ Hoàng cho biết dù dân số Việt Nam năm 2023 đạt 100,3 triệu người, tăng gần 835.000 nhưng tốc độ tăng trưởng đã có dấu hiệu chững lại. Việt Nam hiện là quốc gia đông dân thứ 3 Đông Nam Á, sau Indonesia và Philippines và xếp thứ 15 trên toàn cầu. Trung bình mỗi năm trong thập kỷ qua, dân số nước ta tăng khoảng một triệu người, tuy nhiên con số này đang có xu hướng giảm dần. Bằng chứng là tỷ lệ gia tăng dân số ở Việt Nam liên tục giảm từ năm 1999 là 1,7% xuống còn 1,14% vào năm 2019 và tiếp tục giảm còn 0,85% vào năm 2023.

Trong tình hình mức sinh liên tục giảm, Tổng cục Thống kê cảnh báo tương lai dân số Việt Nam đang đứng trước những thay đổi đáng kể. Nếu mức sinh trung bình tiếp tục như hiện nay, đến năm 2069 tỷ lệ tăng dân số bình quân Việt Nam sẽ về 0. Trường hợp mức sinh giảm mạnh, chỉ sau 35 năm nữa, chúng ta có thể đối mặt với tỷ lệ tăng dân số ở mức âm. Tuy nhiên, nếu duy trì được mức sinh thay thế, dân số Việt Nam vẫn sẽ tăng nhẹ với tốc độ khoảng 200.000 người mỗi năm.

Các chuyên gia cảnh báo dân số Việt Nam sẽ tăng trưởng âm nếu mức sinh tiếp tục giảm. Ảnh minh họa: Internet

Các chuyên gia cảnh báo dân số Việt Nam sẽ tăng trưởng âm nếu mức sinh tiếp tục giảm. Ảnh minh họa: Internet

Nếu mức sinh thấp kéo dài, nhiều hệ lụy sẽ xuất hiện, điển hình là đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số, thiếu hụt lực lượng lao động... Để nâng cao mức sinh, cần tạo ra một môi trường sống thuận lợi hơn cho các gia đình, bao gồm hỗ trợ kết hôn, sinh con và nuôi dạy trẻ. Bên cạnh đó, việc xây dựng các chính sách khuyến khích sinh con và an sinh xã hội cũng rất quan trọng. Đồng thời, công tác kiểm tra sức khỏe, hỗ trợ khám, điều trị hiếm muộn cũng là điều cần làm.

>> Trung bình người Việt ngoài 27 tuổi mới kết hôn lần đầu, mức sinh giảm thấp nhất trong lịch sử

Đông Nam Á đối mặt với 'bom hẹn giờ' già hóa dân số, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia có tỷ lệ người già cao nhất khu vực

Việt Nam trồng được 'kho báu' sản lượng lớn thứ 3 thế giới: 'Cứu tinh' của gần một nửa dân số toàn cầu, tự tin mang về 5 tỷ USD trong năm nay

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/muc-sinh-giam-lien-tuc-viet-nam-co-the-doi-mat-voi-dan-so-tang-truong-am-sau-35-nam-d131851.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Mức sinh giảm liên tục, Việt Nam có thể đối mặt với dân số tăng trưởng âm sau 35 năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH