Thế giới

Trung Quốc 'bọc kín' sa mạc lớn nhất bằng siêu lưới điện 4.197km

Ngọc Hân 16/07/2025 12:30

Công trình đi qua sa mạc Taklamakan và các vùng địa hình hiểm trở, hứa hẹn biến nơi đây thành trung tâm truyền dẫn điện tái tạo quy mô lớn, kết nối Tân Cương với khu vực khác của Trung Quốc.

Các đội thi công Trung Quốc vừa hoàn tất việc bao quanh toàn bộ lưu vực Tarim – một trong những vùng đất khắc nghiệt nhất thế giới – bằng một “vòng năng lượng” siêu cao áp.

Dự án này mất 15 năm xây dựng, biến lưu vực nội địa rộng lớn – nơi có sa mạc lớn nhất Trung Quốc – thành trung tâm truyền tải năng lượng tái tạo quy mô lớn.

Theo CCTV, công trình truyền tải và biến áp dài 4.197km tại khu tự trị Tân Cương, khu vực được mệnh danh là “biển chết”, đã chính thức hoàn thành vào ngày 13/7.

Đoạn cuối cùng của vòng lưới điện 750 kilovolt – hiện là hệ thống vòng điện lớn nhất Trung Quốc – được hoàn thiện tại rìa phía Nam sa mạc Taklamakan. Hệ thống dự kiến đi vào vận hành vào tháng 11, đánh dấu một cột mốc hạ tầng quan trọng cho khu vực phía nam Tân Cương.

Cơ sở hạ tầng - bao gồm gần 10.000 cột truyền tải và 9 trạm biến áp - sẽ thu nhận điện từ các nguồn gió, mặt trời, nhiệt và thủy điện, sau đó điều chỉnh điện áp trước khi truyền điện trở lại để sử dụng.

Trung Quốc 'bọc kín' sa mạc lớn nhất bằng siêu lưới điện 4.197km - ảnh 1
Trạm biến áp 750kV Ruoqiang là một phần của dự án năng lượng lưu vực Tarim ở Tân Cương. Ảnh: Xinhua

Vòng lưới điện này bao phủ diện tích hơn 1 triệu km2, trải rộng qua 5 địa khu của Tân Cương. Phần lớn công trình xây dựng đã được hoàn thành dọc theo sa mạc Taklamakan – vùng đất chiếm khoảng 60% diện tích lưu vực Tarim.

Đây là khu vực nổi tiếng với tên gọi “biển tử thần” bởi những cồn cát dịch chuyển liên tục bao phủ hầu hết bề mặt, khiến vùng đất trở thành một khu vực khó khăn để thi công.

Ông Li Jun – quản lý dự án của chi nhánh Tân Cương thuộc Tập đoàn Lưới điện Nhà nước – cho biết: “Trong quá trình xây dựng, xe cơ giới không thể di chuyển vì không có đường, lại dễ mắc kẹt trong hố cát. Giải pháp của chúng tôi là mở đường dọc toàn tuyến để vận chuyển vật liệu”.

Theo đó, những tuyến đường này được hình thành bằng cách đào cát và trải lớp vải thấm nước giúp gia cố nền đất.

Vòng truyền tải điện phải băng qua nhiều địa hình phức tạp, từ rừng dương sa mạc, vùng đất ngập nước hồ Taitema, đến dãy núi Côn Luân ở phía Nam lưu vực và dãy Thiên Sơn ở phía Bắc.

Để thi công tại các khu vực đồi núi cao và dốc, công nhân phải thiết lập hệ thống cáp treo để vận chuyển gần 3.000 tấn vật liệu xây dựng cho các cột truyền tải.

Tại vùng sa mạc, những ô lưới bằng cỏ được trồng dọc theo tuyến cột điện nhằm làm chậm quá trình dịch chuyển của cồn cát. Năng lượng tái tạo – bao gồm điện mặt trời, điện gió, nhiệt điện và thủy điện – hiện chiếm hơn một nửa tổng công suất lắp đặt tại Tân Cương.

Trước khi vòng lưới điện mới được xây dựng, lưu vực Tarim chỉ có hệ thống truyền tải điện 220kV với phạm vi truyền dẫn tối đa 30 km và công suất khoảng 300.000 kW.

Cơ sở hạ tầng mới sẽ giúp tăng gấp đôi khoảng cách truyền tải và nâng công suất lên 3 triệu kW, đồng thời kết nối với các lưới điện khu vực khác để truyền tải điện năng đi xa hơn,.

Theo SCMP

>> Láng giềng Việt Nam hoàn thành ‘lá chắn xanh’ dài gần 2.000km kết nối 3 sa mạc, kiểm soát diện tích lên tới 94.700km2

Từ chối Nhật - Pháp, láng giềng Việt Nam chọn công nghệ Đức cho dự án tàu cao tốc nhanh nhất thế giới trị giá gần 35.000 tỷ đồng

Phá bỏ tòa nhà chọc trời hơn 200m giữa trung tâm thành phố để triển khai siêu dự án 78.000 tỷ đồng

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/trung-quoc-boc-kin-sa-mac-lon-nhat-bang-sieu-luoi-dien-4197km-146834.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Trung Quốc 'bọc kín' sa mạc lớn nhất bằng siêu lưới điện 4.197km
    POWERED BY ONECMS & INTECH