Loại thực phẩm được yêu thích vì hương vị đậm đà nhưng càng ăn gan càng mau hỏng.
Loại rau là “vua thối gan”
Bà Vương, 64 tuổi, sống tại Trùng Khánh, Trung Quốc, đã từng mắc bệnh viêm gan B suốt 26 năm. Mới đây, bà cảm thấy đau nhức ở vùng bụng bên phải và mất sức. Sau khi đến bệnh viện để siêu âm, chụp CT và xét nghiệm, bà được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư gan giai đoạn cuối. Bà rất sốc bởi bà có thói quen sống khá lành mạnh, không hút thuốc, không uống rượu bia. Sau khi tìm hiểu, bác sĩ mới phát hiện bà Vương rất thích ăn rau dưa muối và thậm chí ăn hàng ngày.
Bác sĩ mới giải thích rau dưa muối chua thực sự là "vua thối gan” nhưng vẫn có nhiều người ăn thường xuyên.
Mặc dù đã điều trị nhưng cuối cùng bà Vương đã qua đời. Nhiều chuyên gia cũng lập tức lên tiếng cảnh báo về những thói quen ăn uống gây hại cho gan, trong đó rau dưa muối là một trong những tác nhân hàng đầu gây ung thư gan.
Tại sao lại nói rau dưa muối là vua của bệnh thối gan?
Rau dưa muối có vị đậm đà, ăn với cơm rất hợp. Nhiều gia đình thậm chí có thói quen có một đĩa nhỏ dưa muối trong mâm cơm dù đã có nhiều món rau khác.
Dưa muối là một loại thực phẩm được muối chua từ rau, khi bảo quản sẽ tạo ra một lượng lớn nitrit. Cơ thể con người hấp thụ quá nhiều nitrit vượt quá khả năng bài tiết trao đổi chất của gan và thận có thể dẫn đến oxy hóa huyết sắc tố bình thường và cản trở việc vận chuyển oxy.
Hơn nữa, nitrit trong cơ thể con người còn có thể sản sinh ra nitrosamine, chất đã được chứng minh là chất gây ung thư, dẫn đến tổn thương gan và thậm chí là ung thư gan.
Bệnh nhân viêm gan B nên làm những gì để duy trì sức khỏe?
- Tạo thói quen ăn uống lành mạnh là điều cần thiết với những người mắc viêm gan B: Hãy tăng cường tiêu thụ trái cây và rau quả tươi, hạn chế ăn dưa chua và các sản phẩm đã qua xử lý. Đồng thời, cung cấp đủ lượng vitamin và chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày để hỗ trợ việc ức chế tổng hợp nitrosamine.
- Thường xuyên vận động, tập thể dục: Tập luyện phù hợp cũng giúp kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp cơ thể loại bỏ độc tố hiệu quả hơn.
- Kiểm soát cảm xúc: Theo y học cổ truyền Trung Quốc, "giận dữ hại gan", vì vậy hãy hạn chế cảm xúc tiêu cực để bảo vệ gan. Sự tức giận có thể gây ra sự phân hủy chất béo và tăng đường huyết, tăng lượng chất độc trong cơ thể và gan.
- Theo dõi sức khỏe gan: Người mắc viêm gan B cần thường xuyên kiểm tra chức năng gan để phát hiện sớm các vấn đề và can thiệp kịp thời.
- Sử dụng thuốc kháng virus theo đúng chỉ định của bác sĩ: Thuốc kháng virus có thể giúp ngăn chặn hoặc giảm tốc độ phát triển của vi rút viêm gan B, giảm thiểu tác động của vi rút lên gan. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
>> Điểm mặt 7 loại thực phẩm bình dân nhưng là bí quyết sống thọ của người Nhật, rất sẵn ở chợ Việt