Tỉnh Quảng Ngãi đề ra kế hoạch cải thiện chỉ số PCI nhằm hướng đến top 30, trong đó cải thiện các chỉ số tụt hạng và duy trì, tăng điểm các chỉ số tăng hạng.
Tăng hạng nhưng còn vướng mắc
Theo Báo cáo kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, chỉ số PCI năm 2022 của tỉnh Quảng Ngãi đạt 65,18 điểm, xếp hạng 33/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, tăng 2,21 điểm và tăng 12 bậc so với năm 2021 (năm 2021 đạt 62,97 điểm, xếp hạng 45/63 tỉnh, thành phố).
Theo đó, năm 2022 Quảng Ngãi có 05/10 chỉ số thành phần tăng xếp hạng so với năm 2021 gồm Gia nhập thị trường - Tiếp cận đất đai - Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp - Đào tạo lao động - Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự. Đồng thời, có 05/10 chỉ số thành phần giảm hoặc giữ nguyên xếp hạng so với năm 2021 là Chi phí thời gian - Chi phí không chính thức - Cạnh tranh bình đẳng - Tính năng động của chính quyền tỉnh - Tính minh bạch.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch & Đầu tư Quảng Ngãi, thời gian qua địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện các chỉ số thành phần cải thiện xếp hạng PCI. Theo d dó, xếp hạng của địa phương đã tăng nhưng vẫn còn một số vướng mắc cần được thay đổi.
Cụ thể, các nguyên nhân gây tụt điểm thành phần xuất phát từ một số thủ tục để doanh nghiệp đi vào hoạt động chính thức còn rườm rà, kéo dài thời gian. Việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai gòn gặp nhiều khó khăn, cơ sở dữ liệu về đất đai chưa được hoàn thiện nên khó liên thông giải quyết thủ tục hành chính. Cùng với đó là công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng dự án.
Báo cáo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi nêu rõ: Doanh nghiệp đang khó khăn trong việc tiếp cận mạng lưới tư vấn viên pháp luật thuộc các Bộ, ngành. Phần lớn sản phẩm của các doanh nghiệp chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của nước tham gia FTA mà Việt Nam đã ký kết nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm chọn sản phẩm đủ tiêu chuẩn để hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường. Mặt khác, công tác xúc tiến ngoại thương đòi hỏi chi phí cao, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần chi phí nhất định, nguồn kinh phí của tỉnh cho công tác này còn hạn chế. Doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đúng mức về tầm quan trọng của các Hiệp định thương mại tự do để tiếp cận, khai thác thông tin dữ liệu từ các FTAs áp dụng trong quản lý điều hành của doanh nghiệp.
Ngoài ra, qua khảo sát, các doanh nghiệp cũng có ý kiến về vấn đề còn tình trạng một số cơ quan chủ trì giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính chưa thực hiện nghiêm túc, kịp thời việc xin lỗi doanh nghiệp khi hồ sơ giải quyết bị trễ hẹn để doanh nghiệp biết, hạn chế tình trạng phải đi lại nhiều lần. Quá trình phối hợp có ý kiến của các cơ quan liên quan đến hồ sơ dự án đầu tư còn chậm, dẫn đến doanh nghiệp phải chờ đợi lâu. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm vẫn còn sự chồng chéo, trùng lắp với kế hoạch của Bộ, ngành Trung ương. Đặc biệt là vẫn còn tình trạng “nhũng nhiễu”, phiền hà và hiện tượng “tham nhũng vặt” trong hệ thống vẫn chưa giải quyết được....
Giải pháp cải thiện thế nào?
Để phấn đấu điểm số PCI tỉnh Quảng Ngãi năm 2023 đạt từ 66 điểm trở lên và nằm trong top 30 các tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã ký văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các địa phương chú trọng các hoạt động cải thiện. Trong đó, Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi giao nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan tập trung khắc phục chỉ số thành phần giảm xếp hạng, có xếp hạng thấp và trung bình.
Cụ thể, tại chỉ số chi phí thời gian, Thanh tra tỉnh phối hợp với Thanh tra các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng kết hợp, thành lập đoàn liên ngành kiểm tra đối với doanh nghiệp để hàng năm một doanh nghiệp chỉ làm việc với một đoàn thanh tra, trừ trường hợp đột xuất khi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là các đơn vị) thực hiện nghiêm quy định về thời gian trong giải quyết các thủ tục hành. Rà soát những thủ tục hành chính thường xuyên phát sinh số lượng lớn, liên quan nhiều đến người dân, doanh nghiệp để cải tiến mạnh mẽ về thời gian và chất lượng phục vụ, giải quyết công việc, khi tiếp nhận hồ sơ, phải hướng dẫn rõ ràng các nội dung, đảm bảo không trả hồ sơ quả 01 lần.
Cùng với đó là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành, giải cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý,... Tăng cường đào tạo về kỹ năng tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức để cải thiện về thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp, thay đổi mạnh mẽ tác phong thực hiện công vụ của công chức, viên chức.
Đối với chi phi không chính thức, Thủ trưởng các đơn vị tham mưu hạn chế sự chồng chéo, đùn đẩy, tạo cơ hội hình thành các tiêu cực, nhũng nhiễu, có giải pháp cụ thể trong việc giám sát quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền trong giải quyết hồ sơ, thủ tục cho doanh nghiệp, nhà đầu tư để kiểm soát hiệu quả hiện tượng “tham nhũng vặt”, hay “chi phí bôi trơn” thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước như doanh nghiệp đã phản ánh trong kết quả khảo sát năm 2022 đối với chỉ số này.
Tại chỉ số cạnh tranh bình đẳng, các đơn vị đối xử bình đẳng, công bằng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận ưu đãi, hỗ trợ, tiếp cận nguồn vốn, cơ chế chính sách, giải quyết khó khăn, vướng mắc.
“Không phân biệt đối xử và ưu đãi riêng đối với một số doanh nghiệp, đảm bảo bình đẳng trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Công khai các quy định về chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh để các thành khai các quy định về chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh để các thành phần kinh tế dễ dàng tiếp cận và lựa chọn địa bàn, ngành nghề đầu tư”, Chủ tịch Quảng Ngãi nhấn mạnh.
Với chỉ số tính năng động của chính quyền tỉnh, các đơn vị chủ động tiếp nhận thông tin của công dân và doanh nghiệp, thực hiện nghiêm túc thời gian giải quyết công việc, nâng cao chất lượng thực thi chính sách ở cấp sở ngành, cấp huyện. Đặc biệt, tổ chức gặp gỡ đối thoại với doanh nghiệp, đa dạng các kênh thông tin để kịp thời nắm bắt thông tin từ doanh nghiệp.
Tỉnh Quảng Ngãi cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và duy trì các buổi đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh với doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm kịp thời hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đồng thời, theo dõi tiến độ trong việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư,...
Về tính minh bạch, Quảng Ngãi sẽ công khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, các văn bản quy phạm pháp luật, các thủ tục hành chính, danh mục các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh... Cung cấp đầy đủ, nhanh chóng tới các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, người dân khi có yêu cầu.
Nhằm duy trì, tiếp tục cải thiện các chỉ số thành phần tăng xếp hạng, tỉnh Quảng Ngãi giao các Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối chỉ số thành phần Gia nhập thị trường, Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối chỉ số thành phần Tiếp cận đất đai, Công thương làm đầu mối chỉ số thành phần Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Lao động – Thương binh và Xã hội làm đầu mối chỉ số thành phần Đào tạo lao động và Toà án nhân dân tỉnh làm đầu mối chỉ số thành phần Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự theo chức năng quản lý Nhà nước được giao chủ trì triển khai các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả việc cải thiện và nâng cao các chỉ số thành phần do đơn vị làm đầu mối trên cơ sở tiếp tục duy trì và làm tốt hơn nữa kết quả đã đạt được trong năm 2022.
“Yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết cao theo quan tinh thần 04 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ kết quả, rõ trách nhiệm” và duy trì thực hiện thường xuyên để tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đáp ứng nhu cầu người dân, doanh nghiệp”, ông Đặng Văn Minh chỉ đạo.
Hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất sắp được ‘thay áo mới’ bằng nguồn vốn 350 tỷ đồng
Mưa lớn kéo dài ở miền Trung, lũ trên sông Vệ trên báo động 3