Hiện tại quốc gia này đang nạn nhân đầu tiên hiện tượng nóng lên toàn cầu và nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu gây ra.
Ẩn mình trong vùng đất rộng lớn của Nam Thái Bình Dương, quốc đảo Tuvalu vẫn giữ một vị thế độc nhất vô nhị về danh hiệu quốc gia hẹp nhất trên thế giới.
Dù vậy, hiện tại quốc gia này đang nạn nhân đầu tiên hiện tượng nóng lên toàn cầu và nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu gây ra. Điều này ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của Tuvalu, thậm chí khiến đất nước tí hon có nguy cơ bị xoá sổ khỏi bản đồ thế giới.
Vị trí địa lý đặc biệt của Tuvalu
Quốc đảo Tuvalu bao gồm một chuỗi chín đảo san hô vòng và các đảo nhỏ, trải rộng trên một vùng đất vỏn vẹn 26km2.
Tuvalu nằm trải dài trên một khu vực đại dương rộng lớn, đồng nghĩa với việc di chuyển từ đảo này sang đảo khác là một hành trình tương đối dài. Do đó, cư dân tại đây cần sử dụng thủy phi cơ hoặc phổ biến hơn là tàu được chính phủ trợ cấp để đi lại giữa các hòn đảo.
Được mệnh danh là quốc đảo nhỏ bé và biệt lập nhất nhì thế giới, chính nhờ sự tách biệt này đã biết Tuvalu trở thành một trong những địa điểm đáng ghé thăm nhất Thái Bình Dương.
Quốc đảo Tuvalu được ít người biết đến. |
Sự chật hẹp là một đặc điểm nhận diện quan trọng tại Tuvalu. Quốc đảo này chỉ có chiều rộng trung bình khoảng 1,8km, với điểm rộng nhất chỉ 5km. Độ hẹp bất thường này chủ yếu do tất cả các đảo san hô của Tuvalu đều nằm ở vị trí thấp. Nơi cao nhất cũng chỉ khoảng 10m.
Do chưa chịu ảnh hưởng của thương mại hoá, nơi đây mang vẻ đẹp hoang sơ với những bãi biển đầy cát, làn nước màu ngọc lam trong vắt và thảm thực vật nhiệt đới tươi tốt như tranh vẽ cùng với nét văn hóa phong tục đặc sắc.
Thách thức đến từ địa hình đặc biệt của Tuvalu
Do sở hữu địa hình đặc biệt, cư dân Tuvalu sẽ ít có cơ hội được nhìn thấy đồi núi. Nơi đây chỉ là mảnh đất bằng phẳng được bao quanh bởi một vùng biển dài vô tận cũng bằng phẳng không kém.
Điều này đồng nghĩa với Tuvalu không hề có sông. Do đó, tất cả nước ngọt được cung cấp thông qua các hệ thống lưu vực hoặc thông qua quá trình khử muối - phương pháp ngày càng trở nên phổ biến do nguồn nước bị nhiễm mặn.
Bên cạnh đó, vị trí địa lý tại đây cũng đặt ra nhiều thách thức và tính dễ bị tổn thương đáng kể, nhất là trước biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Theo báo cáo của Guardian, “Tuvalu đang chìm” đã trở thành một cụm từ phổ biến rộng rãi trên khắp đất nước. Đây không phải là một sự cường điệu mà là một mối đe doạ hiện hữu thực sự gây ảnh hưởng đến cuộc sống của nơi này.
Diện tích đất hẹp của Tuvalu đặt quốc gia này trước hàng loạt thách thức về môi trường và kinh tế xã hội. Khi nước biển dâng, các hòn đảo dần dần bị bao phủ bởi đại dương xung quanh. Vùng nước xâm lấn gây nguy hiểm cho các nguồn nước ngọt, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng của Tuvalu.
Đời sống của cư dân ở đây vẫn còn khá bình dị và sơ khai, chưa có quá nhiều tiện ích hiện đại. |
Được biết, tổng diện tích đất liền của quốc gia này chỉ vỏn vẹn 26km2, với dân số khoảng 11.000 người sống tập trung tại đảo chính và cũng là Thủ đô Funafuti. Trên đảo chỉ có duy nhất một sân bay với 2 chuyến bay mỗi tuần, bởi vậy việc di chuyển là vô cùng khó khăn.
Diện tích đất hạn hẹp cũng gây cản trở lớn cho phát triển đô thị và gia tăng dân số. Tình trạng thiếu nhà ở, cơ sở hạ tầng hạn chế trở thành vấn đề nan giải tại quốc gia này. Điều này đòi hỏi phải lập kế hoạch cẩn thận và quản lý tài nguyên bền vững để đảm bảo phúc lợi và sinh kế của người dân. Tuvalu phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu, khiến nó dễ bị gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Giải quyết những thách thức này đòi hỏi các giải pháp sáng tạo và hợp tác quốc tế.
Trên đảo chỉ có một sân bay duy nhất với 2 chuyến bay mỗi tuần. |
Quốc đảo này hiện đang nằm ở tình trạng cảnh báo vì rất dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển đang không ngừng dâng cao do biến đổi khí hậu. Tuvalu đang phải đối mặt với nguy cơ “biến mất" nếu tình trạng nóng lên toàn cầu tiếp tục trầm trọng hơn.
Nỗ lực vượt qua khủng hoảng môi trường
Sơ tán người dân khỏi các hòn đảo là biện pháp cuối cùng đối với người Tuvalu, mặc dù có vẻ như họ có thể sẽ trở thành những người tị nạn do biến đổi khí hậu đầu tiên trên thế giới.
Do phải hứng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng môi trường, Tuvalu đã trở thành một trong những quốc gia ủng hộ vấn đề chống biến đổi khí hậu mạnh mẽ nhất trên toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo của quốc đảo này rất tích cực tham gia vào các cuộc đàm phán khí hậu quốc tế, nêu bật nhu cầu cấp thiết về giảm phát thải và hỗ trợ các biện pháp thích ứng.
Ngoại trưởng Tuvalu Simon Kofe |
Năm 2019, Trung tâm Năng lượng tái tạo và Hiệu quả Năng lượng Thái Bình Dương đã dẫn lời Thủ tướng khi đó là Enele Sopoaga cho hay: “Lượng khí thải của chúng tôi có thể rất nhỏ nhưng nỗ lực hướng tới 100% năng lượng tái tạo vào năm 2025 của chúng tôi là một biểu tượng của sự lãnh đạo toàn cầu trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Các mục tiêu năng lượng và mục tiêu NDC của chúng tôi là biểu tượng cho sự thúc đẩy của chúng tôi đối với các nhà lãnh đạo toàn cầu nhằm giảm lượng khí nhà kính của họ.”
Nỗ lực sử dụng năng lượng xanh |
Hoàn cảnh khó khăn của Tuvalu đóng vai trò như một lời nhắc nhở sâu sắc về tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời nêu bật tính cấp thiết của sự đoàn kết toàn cầu trong kế hoạch chống khủng hoảng khí hậu.