Kiến thức

Sa mạc muối lớn nhất hành tinh ở độ cao 4.000m, chứa gần 40% trữ lượng ‘vàng trắng’ của thế giới

Thùy Dung 04/08/2024 19:30

Trải rộng 10.400km2 trên cao nguyên Andes, bên dưới sa mạc này là hơn 10 triệu tấn lithium trị giá cao.

Salar de Uyuni là sa mạc muối lớn nhất trên thế giới, trải dài 10.400 km² trên cao nguyên Andes hùng vĩ. Với độ cao trung bình 3.660m so với mực nước biển, nơi đây có một lịch sử địa chất phong phú. Khoảng 5 triệu năm trước, vùng này nằm ở vùng trũng thấp và có khí hậu khô hạn, theo lời của Sarah McKnight, trợ lý giáo sư địa chất thủy văn tại Đại học Dayton ở Ohio.

Qua thời gian, nhiệt độ khắc nghiệt và lượng mưa hiếm hoi đã làm cho các hồ cổ trong vùng bốc hơi, để lại lớp trầm tích và muối. Các hoạt động kiến tạo và núi lửa sau đó đã nâng lớp cặn này lên, hình thành cao nguyên như hiện nay. So với các cánh đồng muối khác như Salar de Atacama ở Chile, nơi có lớp vỏ muối dày hơn 1.000m ở một số nơi, Salar de Uyuni có lớp vỏ khá mỏng, chỉ từ 3 đến 10m.

Lượng muối tích tụ trên cánh đồng phụ thuộc vào cấu trúc địa chất và hoạt động của mảng kiến tạo bên dưới. Ở Salar de Uyuni, các mảng kiến tạo ít hoạt động hơn so với tại Salar de Atacama. Vỏ muối của Salar de Uyuni bao phủ một lớp nước cực mặn, được gọi là nước muối cô đặc. Tuy nhiên, tại một số nơi, nước cũng đọng trên bề mặt vỏ muối do quá trình gọi là nước trồi.

Salar de Uyuni ở Bolivia là cánh đồng muối lớn nhất hành tinh. Ảnh: Helen Filatova

Salar de Uyuni ở Bolivia là cánh đồng muối lớn nhất hành tinh. Ảnh: Helen Filatova

Cánh đồng muối này được bao quanh bởi những ngọn núi phủ tuyết trắng và núi lửa, nơi cung cấp nước băng tan chảy tới rìa vỏ muối. Nước ngọt thấm xuống dưới lớp vỏ nhưng nhanh chóng tách ra khỏi nước muối cô đặc do sự khác biệt về độ mặn. McKnight giải thích rằng, do nước ngọt có mật độ thấp hơn nước muối, nó nổi lên bên trên lớp nước mặn.

Nước trồi xuất hiện khi dòng nước ngọt thẩm thấu qua lớp vỏ trái đất và lan tỏa khắp bề mặt, hình thành những hồ nước lấp lánh trên cánh đồng muối. Salar de Uyuni có từ 6 đến 8 hồ nước như vậy, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ sinh thái của sa mạc. Diện tích của các hồ này thay đổi theo mùa và tình trạng hạn hán.

Nguồn nước ngọt từ các đỉnh núi xung quanh chính là yếu tố giúp Salar de Uyuni trở thành một trong những mỏ dự trữ lithium lớn nhất trên hành tinh. Hoạt động thủy nhiệt và núi lửa tại dãy Andes đã tạo nên những ngọn núi giàu khoáng sản, trong đó có lithium, và khi nước chảy qua đất đá, nó mang theo những khoáng chất quý giá này. Cánh đồng muối Salar de Uyuni nằm trong khu vực được mệnh danh là "tam giác lithium" bao gồm cả khu vực thuộc Bolivia, Argentina, và Chile, chiếm tới 75% lượng lithium trên thế giới, theo Harvard International Review.

Salar de Uyuni nhiều khả năng chứa 10,2 triệu tấn lithium, tương đương khoảng 38% nguồn cung cấp lithium đã biết trên thế giới, theo một nghiên cứu năm 2012. Cục Khảo sát Địa chất Mỹ ước tính cánh đồng muối chứa khoảng 1/4 nguồn cung cấp lithium trên thế giới. Dù các công ty thăm dò tài nguyên rất quan tâm tới Salar de Uyuni, lithium phân tán quá rộng dọc cánh đồng muối đến mức hiện tại họ không có sẵn công nghệ để khai thác một cách kinh tế.

Lithium là kim loại có trọng lượng nhẹ, mềm, độ nóng chảy thấp và điểm sôi cao nên được sử dụng trong việc sản xuất các bộ nguồn gọn nhẹ, sạc được dành cho laptop, điện thoại. Hiện nay, pin lithium được chú trọng phát triển trên những ứng dụng phương tiện di chuyển chạy bằng điện như: xe đạp điện, xe máy điện, ô tô điện,... hoặc kỹ thuật ở các ngành quân đội, hàng không.
Các hãng ô tô sản xuất xe điện trên thế giới như Tesla, Toyota,... và cả VinFast đang sử dụng kim loại lithium để sản xuất ra pin phục vụ cho quá trình sản xuất xe điện. Trên thế giới, chỉ một số ít nước có nguồn tài nguyên quặng lithium, đứng đầu là Bolivia, Chile, Argentina, Trung Quốc, Úc.
Theo Cục Khảo sát Hoa Kỳ, kim loại lithium tập trung chủ yếu tại khu vực Nam Mỹ. Với tác động của biến đổi khí hậu, các quốc gia đang ngày càng đầu tư hơn vào công nghệ xanh, công nghệ tái tạo, điển hình như là chuyển đổi từ xe ô tô chạy xăng sang xe điện. Do đó, lithium sẽ trở thành kim loại mà cả thế giới đều cần trong thời gian tới.

>> ‘Siêu cường’ thế giới vừa tìm thấy kho báu năng lượng khổng lồ dưới mỏ đá phiến lớn nhất hành tinh

Huy động ba máy khoan đường hầm khổng lồ, xây siêu dự án tàu điện ngầm không người lái dài 175km xuyên sa mạc lớn nhất thế giới, tiêu tốn hơn 22 tỷ USD

Từ vùng đất kim cương giàu có bậc nhất châu Phi biến thành 'thị trấn ma' bị sa mạc bao phủ

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/sa-mac-muoi-lon-nhat-hanh-tinh-o-do-cao-4000m-chua-gan-40-tru-luong-vang-trang-cua-the-gioi-d129528.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Sa mạc muối lớn nhất hành tinh ở độ cao 4.000m, chứa gần 40% trữ lượng ‘vàng trắng’ của thế giới
    POWERED BY ONECMS & INTECH