Sau khi về hưu, tôi lựa chọn giấu kín con cái 2 điều này và trở thành người thảnh thơi viên mãn nhất làng
Sau khi nghỉ hưu, cuộc sống thảnh thơi, an nhàn là điều mà nhiều người mong muốn.
Đối với nhiều người, nghỉ hưu là một loại hưởng thụ, cũng là một vấn đề lớn. Sau khi nghỉ hưu, chúng ta kết thúc một thời gian dài làm việc và bắt đầu một cuộc sống yên tĩnh và tự do. Tuy nhiên, trong giai đoạn này ai cũng nên có cuộc sống riêng và những điều riêng tư không nên tùy tiện tiết lộ.
Đây là quan điểm mà rất nhiều người lớn tuổi đều đồng tình, trong đó bao gồm bà Lưu Vân, 69 tuổi, sống ở Trung Quốc. Sau khi về hưu, bà tiết lộ cuộc sống của mình rất thảnh thơi và viên mãn. Một trong những nguyên nhân chủ yếu góp phần cho quá trình này chính là nhờ "giấu kín" 2 điều, không hề tiết lộ với con cái hay người xung quanh.
Tình hình tài chính
Sau khi nghỉ hưu, những thay đổi trong môi trường kinh tế là một vấn đề thực tế lớn đối với lương hưu. Có người có thể ngoài cầm một khoản lương hưu không nhỏ, còn có một khoản lợi nhuận đầu tư nên thoải mái sống qua ngày. Những người khác, vì nhiều lý do khác nhau, có thể gặp phải những khó khăn tài chính, phải tính toán từng đồng để sống sót. Song bất kể tình hình tài chính là gì, bạn phải biết làm thế nào để bảo vệ bí mật tài chính của mình để tránh những rắc rối và rủi ro không cần thiết.
Tuy nhiên, tiền bạc có mặt tốt cũng có mặt xấu. Bà Lưu Vân đã chứng kiến không ít gia đình đã trở nên bất hòa, cãi vã suốt ngày chỉ vì việc báo hiếu, nuôi cha mẹ già, phân chia tài sản… Điển hình là hàng xóm của gia đình bà cũng từng xảy ra tình trạng như vậy. Khi con cái thiếu tiền để đầu tư, họ đã hỏi xin phần lớn số tiền kiệm của cha mẹ già, sau đó còn bán nhà để có thêm vốn. Cuối cùng, hai ông bà nhà hàng xóm đã phải chuyển đến ở cùng với con cháu. Cuộc sống trở nên vô cùng bất tiện khi họ làm gì, muốn gì cũng không thể tự quyết. Con cháu trong nhà đều ngoan hiền, nhưng vẫn không tránh được những bất đồng, xích mích trong đời sống do cách biệt thế hệ. Điều đó khiến mối quan hệ trong gia đình trở nên rất bất ổn.
Có những gia đình khác còn gặp chuyện đáng buồn hơn khi con cái cãi nhau, thậm chí kiện ra tòa chỉ vì tranh giành tiền bạc, nhà cửa trong tay cha mẹ già.
Chứng kiến cảnh đó, bà Lưu Vân đã quyết định sẽ không tiết lộ về những tài sản này. Bà tuyên bố với các con từ sớm, đồng thời cũng dạy họ phải sống tự lập, dựa vào chính sức mình để xây dựng sự nghiệp.
Bà cũng cho rằng, hành động "giấu kín" tiền bạc không hẳn là ích kỷ, mà để giúp con cái học cách trân trọng đồng tiền tự làm ra, đồng thời hai ông bà cũng tự lo cho cuộc sống của bản thân, được thảnh thơi quyết định mọi điều mình muốn.
Hi sinh quá nhiều
Bà Trương là người sống cùng làng với bà Lưu Vân, nổi tiếng nhiệt tình và hướng ngoại. Biết con dâu mang thai, vì sống ở gần, ngày nào bà cũng qua nhà con cái để lo việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày từ sáng tới tối mịt. Sự ra đời của cháu gái khiến gia đình vừa hạnh phúc vừa bận rộn, bà Trương vẫn tiếp tục duy trì thói quen đó, hàng ngày giặt giũ, nấu nướng, chăm cháu và làm việc nhà. Bà còn dùng tiền tiết kiệm của mình để đi chợ, mua sắm đồ cho cháu nhỏ.
Thời gian trôi qua, khi gặp lại bà Trương, mọi người lại thấy bà than thở nhiều hơn vui mừng. Hóa ra bà có mâu thuẫn với con dâu. Sự khác biệt trong quan niệm nuôi dạy con cái, thói quen sinh hoạt khác nhau, tính khí thất thường sau sinh của con dâu khiến gia đình thường xuyên ồn ào cãi vã. Bà Trương rất buồn vì lòng tốt của mình chỉ nhận về những lời chỉ trích, nhưng thực tế tất cả cũng không hẳn là lỗi sai của mỗi mình con dâu.
Chuyện này cũng khiến bà Lưu Vân nhận ra 2 điều. Một là, của cho không quan trọng bằng cách cho. Hai là, thứ bạn cho đi có thể không phải là thứ người khác cần.
Khoảnh khắc yên tâm nhất và hạnh phúc nhất trong cuộc đời là dành thời gian cho các thành viên trong gia đình. Dù cho những hào nhoáng xa vời với chúng ta nhưng hơi ấm gia đình thực sự và giá trị của cuộc sống mới đáng quý hơn.
Tuy nhiên, thiết lập mối quan hệ mật thiết với con cái không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Người già có thể giúp đỡ con cháu một hai lần, nhưng không thể nhờ cậy mãi được. Nếu người già quá ưu ái một đứa con, họ có thể trở nên rất phụ thuộc và điều này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa anh chị em và dẫn đến mâu thuẫn gia đình. Do đó, người cao tuổi nên càng vô tư công bằng càng tốt.
Khi bước vào tuổi nghỉ hưu, chúng ta chỉ có thể thành công nếu gia đình hòa thuận. Người già và con cháu nên hiểu và quan tâm đến nhau, cha mẹ nên nên rộng lòng đón nhận tấm lòng hiếu thảo của con cái, đồng thời thấu hiểu những khó khăn mà chúng gặp phải. Chỉ bằng cách này, hai thế hệ mới có thể trở nên gần gũi và thân thiết hơn.
Nhiều người được hưởng lợi từ cách tính lương hưu mới
Trường hợp người lao động được lựa chọn về hưu hoặc rút BHXH một lần