Siêu dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ cần sử dụng 10.827ha đất
Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có quy mô sử dụng đất ước tính khoảng 10.827ha, làm tăng nhu cầu sử dụng đất cho các công trình hạ tầng quốc gia quan trọng.
Chiều ngày 10/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trong thời kỳ 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Theo tờ trình của Chính phủ, thời gian qua Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương và chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, các dự án và công trình quốc gia quan trọng, đặc biệt là hạ tầng giao thông và năng lượng, cũng được đẩy mạnh triển khai.
Trong số này, có những dự án ngoài danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 như dự án Vành đai 4 Thủ đô, Vành đai 3 TP. HCM, cùng nhiều dự án đường cao tốc và quốc lộ trên toàn quốc.
Ngoài ra, Trung ương Đảng đã thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, với quy mô sử dụng đất ước tính khoảng 10.827ha. Điều này làm tăng nhu cầu sử dụng đất cho các công trình hạ tầng quốc gia quan trọng.
Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có quy mô sử dụng đất ước tính khoảng 10.827ha |
>> Đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ đảm bảo tính kết nối với Trung Quốc, Lào, Campuchia…
Theo đó, Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với 2 nội dung chính:
Thứ nhất, điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất: Bao gồm nhóm đất nông nghiệp (đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên) và nhóm đất phi nông nghiệp (đất quốc phòng, đất an ninh).
Thứ hai, không trình Quốc hội phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
Việc tính toán và xác định 8 chỉ tiêu sử dụng đất trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia lần này cần được rà soát kỹ lưỡng, đảm bảo cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và địa phương. Đặc biệt, cần ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, duy trì quỹ đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, quản lý chặt chẽ đất rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững.
Về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đây là một trong những dự án có quy mô lớn với tổng mức đầu tư ước tính khoảng 67 tỷ USD. Tuyến đường sắt dự kiến khởi đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), đi qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP. HCM), kết nối hai đô thị đặc biệt với dân số lên tới 10 triệu người, cùng với 17 đô thị loại 1, mỗi đô thị có dân số từ 500.000 người trở lên, và nhiều đô thị nhỏ khác.
Trên toàn tuyến sẽ có 23 ga hành khách, với khoảng cách trung bình từ 50-70km, cùng 5 ga hàng hóa kết nối các đầu mối logistics, phục vụ hậu cần quốc phòng khi cần thiết.
>> Đường sắt cao tốc Bắc - Nam 67 tỷ USD: Khởi công 2 đoạn vào năm 2027, hoàn thành năm 2035
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ đảm bảo tính kết nối với Trung Quốc, Lào, Campuchia…
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam 67 tỷ USD: Khởi công 2 đoạn vào năm 2027, hoàn thành năm 2035