Thế giới

Tại sao 'kho báu vũ khí' trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng nghìn năm 'vẫn mới', có bí ẩn 'động trời' nào phía sau?

Linh Châu 16/06/2024 - 20:27

Giới chuyên gia đã phát hiện “kho báu” gồm hơn 40.000 món vũ khí bằng đồng ở trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng không hề bị rỉ sét, thậm chí vẫn cực kỳ sắc bén.

Tần Thủy Hoàng (210-259 TCN) là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc. Ông có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn trong lịch sử của nước này. Hồi năm 1974, lăng mộ của ông đã được tìm thấy và khiến cả thế giới chấn động với những gì có bên trong.

Được biết, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng như một “cung điện” và có giá trị vô cùng to lớn. Có một điều đặc biệt, đó là giới chuyên gia phát hiện “kho báu” gồm hơn 40.000 món vũ khí bằng đồng ở trong lăng mộ không hề bị rỉ sét, thậm chí vẫn cực kỳ sắc bén. Nó đã trải qua hàng nghìn năm ở trong môi trường ẩm ướt, vì vậy đây là câu hỏi lớn đối với giới chuyên gia. Khi tìm được, số vũ khí trong lăng mộ gồm có rìu, gươm kiếm, cung nỏ với đầu bịt kim loại,...

Tại sao 'kho báu vũ khí' trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng nghìn năm 'vẫn mới', có bí ẩn 'động trời' nào phía sau?
“Kho báu” gồm hơn 40.000 món vũ khí bằng đồng ở trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng không hề bị rỉ sét, thậm chí vẫn cực kỳ sắc bén

Sau một thời gian, Viện nghiên cứu Kim loại Trung Quốc và Học viện Khoa học khảo cổ quốc gia đã đưa ra câu trả lời. Được biết, số vũ khí này đã được phủ lên một lớp oxit crom - báo cáo chỉ ra chúng có độ dày khoảng 10 - 15 micron. Lớp phủ này có thể bảo vệ vật thể khỏi tác động của môi trường và thời gian.

Tuy nhiên ở thời điểm đó, chuyện có thể dùng lớp oxit để bảo vệ vũ khí là điều quá kỳ lạ vì phương pháp này chỉ xuất hiện tại Đức từ năm 1937 và Mỹ thì tận năm 1950 mới được đưa vào áp dụng.

Sau khoảng thời gian dài, năm 2003, Giáo sư Frank Walsh từ Đại học Southampton chia sẻ quan điểm rằng có thể trong quá trình tạo ra kiếm, nhiệt và carbon đã khiến các phân tử crom xâm nhập lên bề mặt thanh kiếm. Chúng đã lan tỏa và vô tình trở thành một lớp bảo vệ vững chắc. Tuy nhiên nhiều người đã không đồng ý với cách giải thích này.

Cho đến nay, mọi thứ về lý do tại sao các vật thể này vẫn còn “mới” chỉ dừng lại ở giả thuyết. Cũng không thể loại trừ khả năng rằng từ xa xưa, người Trung Quốc đã có thể pha các kim loại khác nhau để tăng độ bền cho vũ khí, hoặc tất cả chỉ dừng lại ở sự trùng hợp tình cờ. Mọi thứ vẫn còn là ẩn số.

>> Phát hiện ‘kho báu hiếm’ 8,8 triệu tấn lớn nhất châu Âu, một quốc gia vừa ‘giáng đòn’ vào thế thống trị của Trung Quốc

Phát hiện kho báu 460 tấn 'vàng vô hình' trị giá hơn 600.000 tỷ đồng từ bãi thải

Siêu cường châu Á chuẩn bị đưa 'kho báu' vô giá của nhân loại lên Mặt Trăng vào cuối năm nay

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tai-sao-kho-bau-vu-khi-trong-lang-mo-tan-thuy-hoang-nghin-nam-van-moi-co-bi-an-dong-troi-nao-phia-sau-238871.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tại sao 'kho báu vũ khí' trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng nghìn năm 'vẫn mới', có bí ẩn 'động trời' nào phía sau?
POWERED BY ONECMS & INTECH