Tập đoàn FLC đã chấm dứt hoạt động đầu tư 14 dự án BĐS, nợ hơn 1.000 tỷ đồng tiền thuê đất
Theo Tập đoàn FLC, nhiều dự án đang trong tình trạng không thể hoàn tất các thủ tục pháp lý, chưa đáp ứng đủ điều kiện để đưa vào kinh doanh và khai thác vận hành.
Sáng ngày 12/11, CTCP Tập đoàn FLC đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường lần 2. Tại đại hội, lãnh đạo tập đoàn đã có báo cáo thực hiện các công việc theo nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 4/3/2023.
Đến nay, Tập đoàn FLC đã thực hiện ký các hợp đồng hợp tác triển khai dự án, hợp đồng chuyển nhượng một phần và toàn bộ các dự án như sau:
Thứ nhất, FLC đã ký hợp đồng phát triển dự án và đang tiến hành chuyển nhượng các dự án thành phần theo hợp đồng phát triển dự án đã ký tại các dự án bất động sản thuộc xã Hiệp Thành và xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu do tập đoàn làm chủ đầu tư.
Thứ hai, FLC đã ký hợp đồng nguyên tắc phát triển dự án với đối tác để triển khai các dự án thành phần thuộc dự án Khu phức hợp Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai cũng do tập đoàn làm chủ đầu tư.
Tập đoàn FLC đã chấm dứt 14 dự án bất động sản, nợ hơn 1.000 tỷ đồng tiền thuê đất. Nguồn ảnh: Internet |
Ngoài các dự án đã chuyển nhượng và hợp tác triển khai, Tập đoàn FLC còn đang là chủ đầu tư hoặc liên danh làm chủ đầu tư của tổng cộng 54 dự án, trải dài trên 14 tỉnh thành từ Bắc vào Nam.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 (giai đoạn 2019-2021) và sự kiện liên quan đến vụ án của các nguyên lãnh đạo tập đoàn (năm 2022) tình hình tài chính của tập đoàn ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong nhiều giai đoạn, Tập đoàn FLC ở trong tình trạng mất khả năng thanh toán.
>> Cây cầu ngắn nhất Việt Nam, chỉ dài đúng 1m: Nằm ngay trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Cùng với đó, phương án tái cơ cấu bộ máy, cắt giảm nhân sự, thay đổi bộ máy quản lý điều hành đã dẫn tới các hoạt động triển khai thi công tại các dự án bị ngưng trệ trong thời gian dài.
Theo đó, hầu hết các dự án của tập đoàn đang ở trong tình trạng hết hạn tiến độ đầu tư, nợ nghĩa vụ tài chính, nợ khách hàng, nợ thủ tục pháp lý để đủ điều kiện thi công xây dựng, hoàn thiện công trình.
Đặc biệt, việc Tập đoàn chưa phát hành báo cáo tài chính được kiểm toán dẫn đến tình trạng thiếu hồ sơ cần thiết để xin gia hạn tiến độ, khiến nhiều thủ tục pháp lý liên quan đến dự án vẫn chưa thể tiếp tục triển khai theo đúng quy định.
Do đó, nhiều dự án đang trong tình trạng không thể hoàn tất các thủ tục pháp lý, chưa đáp ứng đủ điều kiện để đưa vào kinh doanh và khai thác vận hành.
Trong tổng số 54 dự án nêu trên, có 12 dự án gặp khó khăn chính do hết hạn tiến độ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động pháp lý. Ngoài ra, do các thủ tục pháp lý chưa được triển khai đầy đủ, 8 dự án đối mặt với nguy cơ bị thu hồi.
Những khó khăn vướng mắc chung các dự án vướng phải.
Thứ nhất, những dự án đã hết hạn tiến độ phải gia hạn quy thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, theo quy định pháp luật, một trong những hồ sơ bắt buộc phải có là báo cáo tài chính được kiểm toán của 2 năm gần nhất. Tuy nhiên hiện nay nội dung này không thể đáp ứng. Rủi ro cho việc này là dự án sẽ chậm đưa đất vào sử dụng, khi đủ điều kiện gia hạn dự án phải nộp tiền sử dụng đất bổ sung cho thời gian chậm đó, thậm chí có thể bị thu hồi.
>> IDICO (IDC) thu về hơn 3.000 tỷ từ việc cho thuê đất và hạ tầng tại KCN trong 9 tháng đầu năm
Đối với những dự án đang xây dựng dở dang mà đã có giấy phép xây dựng thì tiếp tục thi công, tuy nhiên do tình hình tài chính khó khăn nên việc xây dựng rất chậm, ảnh hưởng đến khách hàng và tiến độ chung của dự án.
Đối với những dự án đang xây dựng dở dang mà có những hạng mục chưa có giấy phép xây dựng hoặc những dự án mới được giao đất đang trong quá trình lập hồ sơ thiết kế trình thẩm định. Đặc điểm chung là các hạng mục công trình này không thể thẩm định thiết kế và cấp giấy phép xây dựng do tiến độ thực hiện dự án đã hết hạn, không thể gia hạn.
Một tình trạng khác của các dự án trên đó là đang nợ tiền thuê đất, tiền sử dụng đất rất lớn, tổng nghĩa vụ tài chính phải nộp lên đến hơn 1.000 tỷ đồng. Điều này là rào cản rất lớn trong việc địa phương tháo gỡ vướng mắc các thủ tục pháp lý của dự án.
Bối cảnh 3D dự án Khu đô thị mới Vị Thanh. Nguồn ảnh: Internet |
Khó khăn vướng mắc chung hiện tại là không chứng minh năng lực tài chính, không cung cấp được hồ sơ báo cáo tài chính.
Đặc biệt với 3 dự án có nguy cơ rất cao bị thu hồi dự án Khu đô thị Yên Lạc Green City, dự án Khu đô thị Bắc Sông cầu - Phân khu A, dự án Khu đô thị mới Vị Thanh, phường V, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Tình trạng pháp lý chung là đã hoàn thành lựa chọn chủ đầu tư, chuẩn bị giải phóng mặt bằng để giao đất và làm các thủ tục thiết kế thi công, chưa có phát sinh chi phí đầu tư. Tuy nhiên khó khăn vướng mắc lớn nhất hiện nay đó là FLC không bố trí được kinh phí để chi trả.
Mặt khác, tiến độ thực hiện dự án đã chậm hoặc đã hết hạn hoặc bảo đảm thực hiện dự án hết hạn, nếu muốn tiếp tục thực hiện thì tập đoàn phải chứng minh năng lực tài chính.
Với các dự án này để có thể đảm bảo quyền và thu hồi giá trị đã đầu tư chỉ có thể xem xét theo các phương án: Chứng minh năng lực tài chính và chuyển kinh phí giải phóng mặt bằng tiếp tục thực hiện dự án; Tìm đối tác có đủ năng lực để hợp tác đầu tư.
Trong trường hợp không thực hiện theo 2 phương án trên, cần thiết có phương án chủ động/tự nguyện chấm dứt hoạt động dự án trước khi tỉnh có quyết định thu hồi để chủ động thu hồi chi phí đã bỏ ra (trường hợp tỉnh quyết định thu hồi tập đoàn sẽ không được bồi thường/hoàn trả/thu hồi chi phí đã đầu tư).
Đối với 14 dự án đã chấm dứt hoạt động đầu tư, các dự án đã chấm dứt hoạt động đầu tư có 2 hình thức, tập đoàn tự chấm dứt hoặc tỉnh chủ động thu hồi.
Lý do chấm dứt hoạt động đầu tư gồm: Không chứng minh năng lực tài chính triển khai dự án; các thủ tục pháp lý dự án trước khi giao chủ đầu tư chưa đảm bảo quy định pháp luật; chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ thực hiện dự án; hiệu quả kinh tế của dự án không cao. Phương án xử lý hiện nay cho các dự án đã chấm dứt đó là thu hồi lại chi phí đã đầu tư.
Tuy nhiên để thực hiện nội dung này mất rất nhiều thời gian vì phải phụ thuộc vào địa phương lựa chọn nhà đầu tư mới thực hiện dự án sau đó Tập đoàn FLC sẽ làm việc để xác định các chi phí đã bỏ ra.
Tổng chi phí cần phải thu hồi ước tính khoảng 450 tỷ.
>> Từ năm 2019 đến nay, giá chung cư tại TP. Thủ Đức tăng 8-12% mỗi năm
FLC Quy Nhơn sẽ có thêm nhiều sản phẩm nghỉ dưỡng hấp dẫn
Tỉnh Hậu Giang thông qua dự án khu đô thị từng được Tập đoàn FLC đề xuất