Tỉnh duy nhất Việt Nam nằm trong Vùng Thủ đô nhưng không tiếp giáp Thủ đô, diện tích tự nhiên gần 2.000km2

07-02-2024 00:35|Nhật Linh

Tỉnh này có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với 5/7 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.

Vùng Thủ đô có tổng diện tích khoảng hơn 24.000km2, gồm 10 tỉnh, thành phố là Hà Nội và 9 tỉnh xung quanh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình và Phú Thọ. Vùng Thủ đô được xác định sẽ trở thành vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong khi đó, Hà Nội tiếp giáp 8 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên (ở phía bắc), Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên (ở phía đông), Hà Nam (ở phía nam), Hòa Bình (ở phía nam và phía tây), Phú Thọ (ở phía tây). Như vậy, Hải Dương là tỉnh duy nhất nằm trong Vùng Thủ đô nhưng không tiếp giáp Thủ đô.

Hải Dương là tỉnh duy nhất nằm trong Vùng Thủ đô nhưng không tiếp giáp Thủ đô

Hải Dương là tỉnh duy nhất nằm trong Vùng Thủ đô nhưng không tiếp giáp Thủ đô

Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, diện tích tự nhiên hơn 1.600km2, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và thành phố Hải Phòng.

Hải Dương được đánh giá là mảnh đất có bề dày lịch sử và trầm tích văn hóa, với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, độc đáo.

Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc

Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc

Từ những dấu ấn thời kỳ đồ đá cũ đã tồn tại rất nhiều năm ở hang Thánh Hoá, núi Nhẫm Dương, đến những di chỉ, di vật có giá trị của thời đại đồ Ðồng tại Ðồi Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà),... Văn hoá Lý, Trần, Lê, Nguyễn là dòng chảy liên tục và rực sáng trên vùng đất này, đã tạo nên một không gian văn hoá đặc biệt - nơi kết hợp hài hòa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với chiều sâu lịch sử và tâm linh.

Tỉnh Hải Dương có 127 di tích được xếp hạng quốc gia, tiêu biểu là Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phượng Hoàng (Chí Linh). Chỉ trong một không gian chừng 5km2 đã có hàng chục di tích lưu giữ những tư liệu về 3 danh nhân vĩ đại của đất nước và thế giới. Ðó là Trần Hưng Ðạo - danh nhân quân sự, Nguyễn Trãi - danh nhân văn hoá, Chu Văn An - "người thầy của muôn đời"; cùng An Phụ, Kính Chủ (Kinh Môn) đã trở thành những huyền thoại của non sông đất Việt.

Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Hải Dương còn nổi tiếng là đất học, đất khoa bảng. Tỉnh đứng đầu về tiến sĩ nho học của cả nước với 472 người, trong đó có 11 trạng nguyên. Làng Mộ Trạch, huyện Bình Giang được tôn phong là "Làng tiến sĩ" với 39 tiến sĩ dưới các triều đại phong kiến. Văn Miếu Mao Ðiền (Cẩm Giàng) - Văn Miếu trấn Hải Dương xưa là một minh chứng cho truyền thống hiếu học của người xứ Ðông.

Nhiều tiến sĩ nho học của Hải Dương là những tác giả nổi tiếng, để lại cho đời sau hàng trăm tác phẩm có giá trị trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, khoa học, văn học, ngoại giao như: Tuệ Tĩnh, Mạc Ðĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Vũ Hữu, Nguyễn Dữ,... Ðặc biệt là Nguyễn Thị Duệ - nữ tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam.

Theo Cổng thông tin điện tử Hải Dương, Hải Dương có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với 5/7 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có giao thông thuận lợi tạo liên kết vùng. Tỉnh có các tuyến đường bộ, đường sắt quan trọng của quốc gia chạy qua như các quốc lộ 5, 18, 183, 37. Là điểm trung chuyển giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng theo trục quốc lộ 5 (cách Hải Phòng 45km về phía đông, cách Hà Nội 57km về phía tây).

Hải Dương có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với 5/7 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng

Hải Dương có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với 5/7 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng

Phía bắc của tỉnh có hơn 20km quốc lộ 18 chạy qua, nối Sân bay quốc tế Nội Bài với biển qua cảng Cái Lân. Quốc lộ 18 tạo điều kiện giao lưu hàng hóa từ nội địa (vùng Bắc Bộ) và từ tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc ra biển, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

Hải Dương phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại

Hải Dương phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại

Hải Dương phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại. Khi công nghiệp phát triển sẽ kéo theo dịch vụ, đô thị, du lịch, thương mại... phát triển, có điều kiện để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là cơ sở để Hải Dương phát triển nhanh và bền vững.

>> Tỉnh rộng nhất miền Bắc, lớn thứ ba Việt Nam, có nhà máy thủy điện từng lớn nhất Đông Nam Á

Hai tỉnh miền Nam được quy hoạch là khu kinh tế biển sẽ có thêm thành phố, giữ vai trò kết nối chủ chốt của Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh thành hiếm hoi có 8 bảo vật quốc gia nằm ở miền Bắc Việt Nam, nổi tiếng là nơi sở hữu nhiều công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa Bắc bộ

Về một tỉnh miền Trung khám phá ngôi đền cổ 2.000 năm tuổi, nơi thờ vị nữ tướng có công lao rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tinh-duy-nhat-viet-nam-nam-trong-vung-thu-do-nhung-khong-tiep-giap-thu-do-dien-tich-tu-nhien-gan-2000km2-d116056.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tỉnh duy nhất Việt Nam nằm trong Vùng Thủ đô nhưng không tiếp giáp Thủ đô, diện tích tự nhiên gần 2.000km2
POWERED BY ONECMS & INTECH