Thế giới

Tòa tháp nổi tiếng 650 năm tuổi bất ngờ đổ sập, du khách xô đẩy nhau tháo chạy tán loạn

Đăng Đức 22/05/2025 05:48

Một tòa tháp trống 650 năm tuổi ở tỉnh An Huy, Trung Quốc vừa được sửa chữa năm ngoái đã đổ sập, suýt rơi trúng nhóm du khách đang đứng ngay phía ngoài công trình vào ngày 19/5.

Du khách tại một điểm đến nổi tiếng có lịch sử hàng thế kỷ ở miền Đông Trung Quốc đã hoảng loạn xô đẩy nhau tháo chạy khi hàng trăm viên ngói trên mái tháp bất ngờ bung ra và rơi từ độ cao hơn 2 tầng xuống mặt đất.

Tháp Trống Phượng Dương – được xây dựng vào năm 1375 và từng được sử dụng để báo hiệu lễ nghi và thời gian trong ngày – là một trong những tháp trống lớn nhất Trung Quốc, theo truyền thông Nhà nước cho biết.

>> Sập mái hộp đêm khiến hơn 200 người tử vong, nhiều nạn nhân là người nổi tiếng

Công trình 650 năm tuổi này là điểm du lịch nổi bật ở tỉnh An Huy, cách thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc khoảng 200 dặm (hơn 320 km).

Tòa tháp nổi tiếng 650 năm tuổi bất ngờ đổ sập, du khách xô đẩy nhau tháo chạy tán loạn - ảnh 1
Hình ảnh Tháp Trống Phượng Dương trước khi xảy ra sự cố sập mái ngói hôm 19/5/2025 - Ảnh: AmericanExpat76

Tuy nhiên, vào thứ Hai (19/5) vừa qua, sự yên bình quanh khu vực Tháp Trống Phượng Dương đã bị phá vỡ khi hàng trăm viên ngói trượt khỏi mái và rơi xuống, tạo nên một đám bụi xám nâu dày đặc.

“Sự cố ngói rơi kéo dài khoảng 1-2 phút”, một nhân chứng kể lại với báo Dương Thành Vãn Báo – một tờ báo do Chính phủ Trung Quốc kiểm duyệt nội dung.

Một nhân chứng khác mô tả rằng anh nghe rõ tiếng ngói rơi từng viên một khi đang đứng trong một cửa hàng gần cổng vào Tháp Trống Phượng Dương.

“Lúc đó không có ai ở quảng trường nên không ai bị thương”, anh chàng này nói với Tân Kinh Báo – một cơ quan truyền thông khác của Nhà nước Trung Quốc.

“Nếu chuyện này xảy ra muộn hơn một chút, có thể sẽ có nhiều trẻ em đang chơi gần tháp sau bữa tối gặp nguy hiểm”.

Tòa tháp nổi tiếng 650 năm tuổi bất ngờ đổ sập, du khách xô đẩy nhau tháo chạy tán loạn - ảnh 2
Nhiều video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một phần mái nhà bị sụp đổ trước khi các viên ngói trượt ra, tạo nên một đám mây bụi lớn - Ảnh: Znews

>> Sập mái nhà ga xe lửa khiến ít nhất 40 người thương vong: Điều động khẩn cấp hơn 80 nhân viên cứu hộ, xe cứu thương đến hiện trường, huy động máy xúc, cần cẩu di dời đống đổ nát

Sở Văn hóa và Du lịch địa phương cho biết không có thương vong nào được báo cáo và rằng “vụ việc đang được điều tra”.

Vụ sập mái Tháp Trống Phượng Dương xảy ra chỉ 1 năm sau khi tháp được trùng tu do những hư hại nhỏ trên phần mái.

Tuy nhiên, theo các quan chức địa phương, công trình gồm hai phần: phần đế tháp nguyên gốc từ thời nhà Minh và phần thân tháp phía trên. Phần bị hư hại chủ yếu là phần thân tháp, vốn đã từng được xây dựng lại vào năm 1995.

Khoảnh khắc mái ngói của Tháp Trống Phượng Dương - công trình di tích lịch sử 650 tuổi của tỉnh An Huy, Trung Quốc đổ sập - Video: Internet

Huyện Phượng Dương, tỉnh An Huy, Trung Quốc nổi tiếng với bề dày lịch sử, văn hóa và là quê hương của Hoàng đế Chu Nguyên Chương (Hồng Vũ Đế), người sáng lập triều đại nhà Minh.

Dưới thời ông, Trung Quốc trải qua một thời kỳ thịnh vượng với thương mại quốc tế phát triển mạnh và dân số tăng trưởng nhanh chóng. Trong giai đoạn này, quốc gia Đông Á này đã thay thế tiền tệ truyền thống bằng vàng bạc bằng tiền giấy.

Theo CNN

>> Sập cầu huyết mạch dẫn vào thành phố cổ 800 năm tuổi: Phong tỏa khẩn cấp toàn bộ cây cầu, tuyến giao thông chính bị tê liệt hoàn toàn

Dinh thự 3.500 tỷ bề thế như hoàng cung thu nhỏ sắp bị phá dỡ: Xây dựng suốt 12 năm với quy mô hàng chục ha

Chọn nhà thầu Trung Quốc cho dự án đường cao tốc huyết mạch dài 24km, gồm 4 làn xe 13 cây cầu, dự kiến hoàn thành năm 2027

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/toa-thap-noi-tieng-650-nam-tuoi-bat-ngo-do-sap-du-khach-xo-day-nhau-thao-chay-tan-loan-142937.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    Tòa tháp nổi tiếng 650 năm tuổi bất ngờ đổ sập, du khách xô đẩy nhau tháo chạy tán loạn
    POWERED BY ONECMS & INTECH