Trung Quốc ngừng xuất khẩu urê, 3 cổ phiếu phân bón được kỳ vọng tăng hàng chục % trong ngắn hạn?
Nhu cầu thế giới tăng cao do tính chất mùa cao điểm cuối năm và nguồn cung khan hiếm do các thị trường xuất khẩu chính hạn chế sẽ hỗ trợ giá phân bón hồi phục.
Thông tin từ Bloomberg, gần đây Trung Quốc đã tạm dừng xuất khẩu urê. Các biện pháp của Trung Quốc nhằm hạn chế xuất khẩu urê trước nhu cầu ngày càng tăng từ Ấn Độ sẽ hỗ trợ giá urê trong thời gian tới. Ấn Độ đang mở rộng diện tích trồng lúa để giải quyết tình trạng thiếu gạo do điều kiện thời tiết không thuận lợi. Ấn Độ chiếm 17% tổng lượng urê nhập khẩu từ Trung Quốc trong 7T/2023.
Động thái của Trung Quốc khiến nguồn cung hạn chế hơn, từ đó, sẽ hỗ trợ phục hồi giá cho các nhà sản xuất urê toàn cầu trong thời gian tới. Trên thị trường quốc tế, giá urê xuất khẩu tại Ai Cập và Trung Đông tăng 46% so với mức thấp nhất hồi tháng 6 và tháng 7, trong khi giá urê tại Biển Đen tăng 31%, giá urê tại Trung Quốc và Indonesia tăng với tốc độ chậm hơn. (tăng lần lượt 27% và 18%).
Kể từ tháng 8, giá urê tại Ai Cập và Trung Đông dao động từ -7% đến +3%, giá urê tại Trung Quốc tăng 11%, trong khi giá urê tại Việt Nam tăng 20%. Điều này cho thấy giá urê tại Việt Nam đã bắt kịp đà tăng mạnh của giá urê trên thị trường quốc tế. Một tín hiệu tích cực khác cho ngành phân bón đến từ kỳ vọng vào vụ thu hoạch đông xuân năm nay, khi sản lượng urê cuối năm thường cao hơn 5-12% so với nửa đầu năm.
Cổ phiếu phân bón tiềm năng
DCM (Upside 13%)
Theo Chứng khoán Yuanta (FSC), đồ thị DCM có dấu hiệu thoát khỏi giai đoạn tích lũy và bước vào giai đoạn tăng rõ ràng hơn khi vượt mức kháng cự 35,70.
Xu hướng ngắn hạn của DCM cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, trong ngắn hạn, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư có thể xem xét MUA với mức giá mục tiêu ngắn hạn 42.180 đồng/cp, tương ứng tăng 13% so với giá đóng cửa phiên 9/10.
Việc nhà máy ure của Đạm Cà Mau (DCM) hết khấu hao trong quý 3/2023 được xem là động lực tăng trưởng cho cổ phiếu này. Đồng thời, nhu cầu hồi phục trong bối cảnh giá lương thực tăng do tình trạng thắt chặt xuất khẩu lượng thực ở các quốc gia lớn.
DPM (Upside 8-20%)
Chứng khoán Vietinbank (CTS) nhận định cổ phiếu DPM có thể biến động tích cực trong thời gian tới và khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế mua ở DPM. Ngưỡng giá chốt lời mục tiêu gần là 42.800 đồng (tương ứng tỷ lệ sinh lời dự kiến 8%). Ngưỡng giá mục tiêu xa hơn tại 47.400 đồng (tương ứng tăng 20%).
Thời gian nắm giữ 2 tháng. Ngưỡng cắt lỗ: Giá đóng cửa dưới 34.400 đồng.
Mới đây, BSC cũng khuyến nghị mua DPM với luận điểm
Triển vọng phục hồi rõ ràng hơn trong 2H/2023 nhờ giá bán và sản lượng tiếp tục hồi phục;
Tỷ suất cổ tức 10 – 12% là điểm sáng và được đảm bảo nhờ sở hữu lượng tiền mặt lớn và cơ cấu tài chính lành mạnh.
BSC nâng dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lên 13.635 tỷ đồng và 1.197 tỷ đồng tương đương EPS fw 2023 = 3.042 đồng/cp, P/E fw 2023 = 11.8x
BFC (Upside 21)%
Chứng khoán Phú Hưng (PHS) khuyến nghị mua BFC dựa trên phân tích kỹ thuật cổ phiếu. Theo PHS, cổ phiếu BFC đã tạo nền tích lũy và có cơ hội phục hồi trở lại. Nhóm phân tích khuyến nghị mua ở vùng giá hiện tại với mức giá mục tiêu 24.100 đồng/cp, tương ứng lợi nhuận kỳ vọng hơn 21%. Điểm cắt lỗ ở mức 18.400 đồng.
Đạm Cà Mau (DCM) hé lộ kết quả kinh doanh năm 2024, lên 5 kế hoạch cho năm tới
Nước đi mới của Đạm Cà Mau (DCM) sau động thái thúc đẩy ngành phân bón của Chính phủ