Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu thịt lợn năm 2022

17-12-2021 15:29|Vân Anh

Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ tăng thuế nhập khẩu đối với hầu hết các sản phẩm thịt lợn sau khi sản lượng trong nước nhanh chóng được mở rộng.

Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo, thuế đối với các nước được ưu đãi nhất sẽ được nâng lên mức 12% kể từ ngày 1/1, từ mức 8% hiện tại.

Trung Quốc năm 2020 đã giảm thuế đối với thịt lợn đông lạnh nhập khẩu từ 12% xuống 8% do giá thịt lợn trong nước tăng vọt sau khi bùng phát nghiêm trọng dịch tả lợn Châu Phi.

Zhu Zengyong - nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu đã đạt mức cao kỷ lục bất chấp đàn lợn nuôi hồi phục và giá giảm xuống dưới mức giá sản xuất. Do đó, "điều chỉnh mức thuế kịp thời có thể giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả ở thị trường nội địa cho phù hợp với thị trường quốc tế". 

Dự báo thuế tăng sẽ tiếp tục làm chậm lại tốc độ nhập khẩu từ các nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới như Mỹ và Tây Ban Nha – vốn đã giảm mạnh trong những tháng gần đây.

Joel Haggard - Phó chủ tịch cấp cao phụ trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Liên đoàn Xuất khẩu Thịt nước Mỹ đã thông tin: "Bất kỳ sự tăng thuế nào cũng khiến các nhà xuất khẩu trở nên khó khăn hơn".

Thịt lợn là loại thịt ưa thích của đất nước đông dân này, Trung Quốc là nước sản xuất thịt lợn hàng đầu thế giới.

Lượng thịt lợn nhập khẩu vào Trung Quốc trong tháng 10 giảm 40% so với năm trước xuống 200.000 tấn, mặc dù nhập khẩu trong năm 2021 tính đến thời điểm hiện tại chỉ giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 3.34 triệu tấn, theo số liệu của Hải quan Trung Quốc.

Ngành chăn nuôi lợn khổng lồ của Trung Quốc đang phải chật vật với sản lượng dư thừa sau khi hàng triệu người chăn nuôi lợn nhỏ, thường là lần đầu tiên, tham gia vào ngành để tận dụng lợi nhuận kỷ lục trong thời kỳ khan hiếm thịt lợn do dịch tả lợn Châu Phi.

Gần đây, ngay khi giá trong nước dao động quanh mức thấp hơn giá thành sản xuất và Chính phủ thúc giục họ ngừng tái đàn, nhiều người chăn nuôi mới vẫn không muốn từ bỏ, làm lu mờ hy vọng thị trường sẽ sớm trở lại trạng thái cân bằng.

Năm 2019, nhiều người lần đầu tiên tham gia nuôi lợn khi giá thịt lợn trong nước tăng vọt bởi dịch tả lợn Châu Phi làm giảm một nửa đàn lợn khoảng 447 triệu con của nước này. Lợi nhuận của họ ban đầu tăng vọt cùng với xu hướng giá thịt lợn tăng cao. Nhưng sản lượng tăng quá nhanh và sự gián đoạn nhu cầu liên quan đến dịch COVID-19 đã khiến giá thịt lợn giảm 70% trong năm nay, khiến người chăn nuôi rơi vào thua lỗ kể từ tháng 7.

bieu-doo.jpg
Lợi nhuận của người chăn nuôi lợn ở tỉnh sản xuất lợn lớn nhất Trung Quốc  - Hà Nam xuống mức âm

Nhu cầu yếu cũng là một yếu tố gây nên thực trạng hiện tại. Việc xây dựng ồ ạt các trang trại chăn nuôi mới xảy ra vào thời điểm nhu cầu tiêu dùng thịt lợn của người tiêu dùng vẫn ở mức 'bình thường' do dịch COVID-19 bùng phát nhiều lần khiến việc tổ chức ăn uống bị hạn chế.

Một đợt giá hồi phục vào tháng 10 vừa qua cũng làm "hồi sinh" sự nhiệt tình của người chăn nuôi, đồng thời có khả năng sẽ kéo dài giai đoạn giá thấp.

Một số người cho rằng có thể cần một đợt bùng phát dịch bệnh khác để làm sạch thị trường do dịch tả lợn châu Phi vẫn lây nhiễm sang các trang trại và các bệnh thông thường khác thường trở nên tồi tệ hơn trong mùa đông.

Wang Chuduan - Giáo sư trường Đại học Nông nghiệp Trung Quốc nhận định, vào cuối năm hoặc đầu năm tới chắc chắn sẽ có một đợt bùng dịch bệnh lớn. Theo ông, đợt bùng phát dịch bệnh mới sẽ đẩy nhanh quá trình loại bỏ bớt những đàn lợn dư thừa để có một thị trường mới cân bằng hơn.

‘Vạn lý trường thành điện mặt trời’ dài 133km, lượng điện đủ để đáp ứng nhu cầu hàng năm của 'siêu đô thị' lớn hàng đầu Trung Quốc

Cảnh báo cao điểm dịch sốt xuất huyết tăng cao tại các đô thị lớn: Các biện pháp phòng chống cần biết

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/trung-quoc-tang-thue-nhap-khau-thit-lon-nam-2022-130615.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu thịt lợn năm 2022
    POWERED BY ONECMS & INTECH