Từng khuynh đảo thị trường, vì sao hàng điện tử xách tay giờ đây ‘lép vế’?
Trước đây, mỗi lần Apple trình làng dòng sản phẩm mới, chợ đen lại sôi động với những mức giá bán “cắt cổ” – dấu ấn quen thuộc gắn liền hàng công nghệ xách tay.
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, thiết bị công nghệ từng là minh chứng cho sự sành điệu, khác biệt và dẫn đầu xu hướng trong giới tiêu dùng. Ai sở hữu các sản phẩm của Apple xách tay đời mới hay tai nghe hi-end nhập từ Nhật, Hàn… chắc chắn được xem là tiên phong sành điệu. Thế nhưng, thời hoàng kim ấy giờ chỉ còn trong dĩ vãng.
Trên các hội nhóm, cửa hàng nhỏ lẻ từng chật kín đơn đặt giờ đây vắng bóng dần. Điều gì khiến một thị trường đầy tiềm năng giờ đây trở nên suy thoái?
Chu kỳ downtrend
Không thể phủ nhận rằng, nhu cầu tiêu dùng điện tử tại Việt Nam vẫn luôn ở mức cao, nhưng chu kỳ phát triển của thị trường hàng xách tay lại đang bước vào giai đoạn bão hòa.
Theo báo cáo từ PwC, sau đại dịch Covid-19, 62% người tiêu dùng Việt Nam cắt giảm chi tiêu không thiết yếu và 54% cắt giảm mua sắm các mặt hàng xa xỉ. Trong khi đó, 96% sẽ sẵn lòng chi trả ở mức giá cao hơn để sở hữu các sản phẩm của các công ty có đạo đức kinh doanh.
Nhu cầu mua hàng điện tử xách tay giảm do nhiều yếu tố khác nhau |
Như vậy, người dân đang chuyển hướng ưu tiên chi tiêu vào các sản phẩm thiết yếu hơn, có chu kỳ thay mới dài, nguồn gốc và bảo hành đầy đủ trong bối cảnh lạm phát và thu nhập không còn tăng trưởng đều đặn.
Cộng hưởng với xu hướng săn đồ cũ đang tăng nhiệt, người tiêu dùng ngày càng khó tìm lý do để đầu tư vào các sản phẩm xách tay, vốn có giá không hề rẻ và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sự trỗi dậy của các nhà phân phối chính ngạch
Dễ thấy, điều khiến hàng xách tay dần mất đi vị thế chính là sự uy tín và chuyên nghiệp từ các nhà phân phối chính ngạch. Những sản phẩm từng được xem là xách tay độc quyền nay đều có thể mua chính hãng tại các nhà phân phối chính ngạch Digiworld, Thế giới Di động, FPT Shop… với mức giá cạnh tranh và chế độ hậu mãi toàn diện. Bên cạnh, các chương trình trả góp linh hoạt và quà tặng kèm hấp dẫn đã chạm được nhu cầu người tiêu dùng.
Digiworld (DGW) – doanh nghiệp Top đầu trong ngành phân phối ICT đang hoàn thiện hệ sinh thái đa dạng từ thiết bị công nghệ, đồ gia dụng, đến dịch vụ bảo hành và tài chính… đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nhờ có hơn 16.000 điểm bán trên toàn quốc, Digiworld trở thành đối tác của nhiều thương hiệu uy tín như Xiaomi, Philips, Whirlpool… giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận sản phẩm chính hãng, đảm bảo chất lượng.
Không chỉ dừng lại ở phân phối, Digiworld còn ghi điểm với năng lực hậu mãi vượt trội nhờ B2X – hệ thống bảo hành và dịch vụ hậu mãi hàng đầu. Với mạng lưới trung tâm bảo hành ngày càng mở rộng, Digiworld không chỉ nâng cao trải nghiệm khách hàng mà còn khẳng định vị thế trước sức ép cạnh tranh từ các sàn thương mại điện tử giá rẻ.
Bên cạnh đó, Digiworld tiếp tục thể hiện tư duy đổi mới khi thâu tóm 73% cổ phần Vietmoney – nền tảng tài chính cầm đồ hiện đại - nhằm khai thác thị trường secondhand đầy tiềm năng. Sự kết hợp này mang đến giải pháp mua sắm đồ cũ chất lượng như điện thoại, xe máy, trang sức với mức giá ưu đãi, đồng thời cung cấp các dịch vụ tài chính như cầm cố, bảo hiểm và thanh toán tiện ích.
Nước đi chiến lược này đã giúp Digiworld ghi nhận 16.219 tỷ đồng doanh thu thuần và 303 tỷ đồng lợi nhuận ròng sau 9 tháng đầu năm 2024, lần lượt tăng 16% và 11% so với cùng kỳ, củng cố vị thế dẫn đầu của mình.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 của Digiworld |
Cổ phiếu DGW cũng thường xuyên nằm trong tầm ngắm khuyến nghị của các công ty chứng khoán. Trên thị trường, cổ phiếu DGW được nhiều nhà đầu tư săn đón. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/11, cổ phiếu DGW tăng gần kịch trần (+5,1%), đạt mức 41.350 đồng/cp với khối lượng giao dịch đạt 611.400 đơn vị, đưa vốn hóa thị trường gần chạm mốc 9.000 tỷ đồng.
Đà tăng của cổ phiếu DGW là minh chứng rõ nét cho niềm tin mạnh mẽ của nhà đầu tư vào kết quả kinh doanh khởi sắc của Digiworld. Chỉ số P/E cơ bản ở mức 20,08 không chỉ khẳng định DGW đang ở vùng giá hấp dẫn mà còn mở ra dư địa tăng trưởng trong tương lai.
>> Nhập cuộc ‘đường đua’ 13 tỷ USD, doanh nghiệp bán lẻ mở lối tăng trưởng lợi nhuận
Cổ phiếu DGW đã tăng gần kịch trần (+5,1%) sau phiên ngày 29/11 |
Trong khi đó, Thế giới Di động, FPT Shop và Petrosetco lại tạo dấu ấn khác biệt so với thị trường hàng xách tay với chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm, nâng cao trải nghiệm mua sắm đa kênh.
Là thương hiệu của FPT Retail (FRT), FPT Shop tập trung khai thác lợi thế từ hơn 800 cửa hàng trên toàn quốc, kết hợp với nền tảng mua sắm đa kênh. Nổi bật là chương trình trả góp 0% lãi suất – yếu tố thu hút đông đảo khách hàng cho các sản phẩm cao cấp như iPhone và MacBook. Ngoài ra, sự hợp tác chặt chẽ với các thương hiệu lớn giúp FPT Shop luôn đảm bảo nguồn hàng chính hãng và thường xuyên tổ chức các chương trình đặt trước độc quyền. Chính sách bảo hành rõ ràng và dịch vụ hỗ trợ đổi trả tạo nên lợi thế mạnh mẽ so với hàng xách tay – vốn thiếu minh bạch về nguồn gốc và bảo hành.
Với khoảng 1.200 cửa hàng, Thế giới Di động (MWG) không chỉ là điểm đến cho các sản phẩm điện thoại chính hãng mà còn nổi bật với dịch vụ hậu mãi chu đáo. Chính sách "hài lòng mới mua" và bảo hành tại chỗ giúp công ty xây dựng lòng tin vững chắc từ người tiêu dùng.
Dù không sở hữu mạng lưới bán lẻ rộng rãi nhưng Petrosetco (PET) lại ghi điểm với vai trò nhà phân phối chiến lược. Tận dụng mối liên kết trong hệ sinh thái dầu khí và năng lực nhập khẩu mạnh mẽ, Petrosetco cung cấp các sản phẩm công nghệ chính hãng với giá cạnh tranh đến các nhà bán lẻ trên toàn quốc. Sự linh hoạt trong cung ứng và mức giá hấp dẫn giúp PET duy trì vị thế ổn định và trở thành đối tác đáng tin cậy.
>>Sức hút từ thị trường đồ cũ: Các doanh nghiệp cạnh tranh, chia phần ‘miếng bánh’ tỷ USD