Bất động sản

Tuyến cao tốc hơn 17.000 tỷ đồng giúp khơi thông 'cửa ngõ' miền Tây được tiếp thêm nguồn lực

An Nhiên 11/07/2024 17:35

Đoạn tuyến cao tốc Hậu Giang - Cà Mau mới đây đã được tiếp nhận lô cát biển đầu tiên, đẩy nhanh tiến độ thi công bù khối lượng bị chậm do thiếu nguồn vật liệu đắp nền.

Mới đây, khoảng 600m3 cát biển được chở trên sà lan đã vượt qua quãng đường hơn 100km từ Sóc Trăng về để phục vụ cho công tác đắp nền ở giai đoạn cuối tuyến cao tốc Hậu Giang - Cà Mau.

Hàng chục ghe cát biển và sông xếp hàng dài chờ đợi tại kênh Xáng Huyện Sử (huyện Thới Bình) vào chiều 10/7, chờ được bơm lên công trình cao tốc.

Hàng loạt sà lan cát xếp hàng dài trên kênh chờ đưa lên dự án. Ảnh: Internet

Hàng loạt sà lan cát xếp hàng dài trên kênh chờ đưa lên dự án. Ảnh: Internet

Theo chia sẻ của Giám đốc Ban điều hành XL02 (đoạn Thới Bình, Cà Mau) - ông Phạm Văn Dự cho biết cát được khai thác ở cửa biển thuộc huyện Sóc Trăng, sau đó được bơm lên sà lan và chuyển về dự án, thời gian đưa cát về dự án mất hơn 24h.

>> 'Trùm' KCN Bình Dương đầu tư trung tâm thương mại khủng, sẵn sàng vào đường đua với loạt 'ông kẹ máu mặt’

Công nhân hút cát biển từ sà lan lên công trình. Ảnh: Internet

Công nhân hút cát biển từ sà lan lên công trình. Ảnh: Internet

Gói thầu XL02 thuộc Dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau có chiều dài hơn 22km, cần khoảng 2 triệu m3 cát và hiện đã tiếp nhận được trên một triệu m3.

Sau khi có thêm nguồn cát, nhà thầu sẽ tăng cường thêm ca, kíp nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công bù khối lượng bị chậm do thiếu đi nguồn vật liệu đắp nền.

Trước đó vào cuối năm 2023, sau khi hoàn thành thí điểm dùng 5.000m3 cát biển đắp nền ở gần 1km đường Bạc Liêu - thuộc tuyến cao tốc, kết quả cho thấy cát biển đáp ứng tiêu chuẩn về vật liệu thi công nền đường tương tự cát sông, Bộ GTVT đã quyết định đầu tháng 7/2024 sẽ thi công cát biển đắp nền cao tốc Hậu Giang - Cà Mau.

Phối cảnh một đoạn cao tốc Cà Mau - Cần Thơ trong tương lai. Ảnh: Internet

Phối cảnh một đoạn cao tốc Cà Mau - Cần Thơ trong tương lai. Ảnh: Internet

Nguồn cát biển sẽ được dùng để đắp nền cho đoạn tuyến chính dài 45km, thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu; huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang và huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Nguồn vật liệu này cũng được sử dụng cho đoạn 10km thuộc địa bàn các huyện Thới Bình, Trần Văn Thời và Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Nhằm chuẩn bị cho nguồn vật liệu mới phục vụ cao tốc miền Tây, mỏ cát biển tại Sóc Trăng với diện tích gần 100ha đã được đưa vào khai thác từ ngày 29/6. Theo đó, các tàu sẽ khai thác mỗi ngày khoảng 100m3 sau đó dùng sà lan để đưa về các công trường cao tốc.

Hướng tuyến cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau. Ảnh: Báo VnExpress

Hướng tuyến cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau. Ảnh: Báo VnExpress

Qua công tác khảo sát, các bộ ngành liên quan cũng như địa phương xác định khu vực vùng biển tỉnh Sóc Trăng có trữ lượng cát 680 triệu m3 trong đó có khoảng 145 triệu m3 cát có thể khai thác làm vật liệu xây dựng, san lấp nền các công trình hạ tầng và đường cao tốc.

Tuyến cao tốc Hậu Giang - Cà Mau đi qua địa phận Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau với tổng chiều dài 73km và vốn đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng.

Dự án được khởi công vào đầu năm 2023 và sẽ tiến hành khai thác vào năm 2026. Trong giai đoạn đầu, tuyến cao tốc rộng 17m. với 4 làn xe và khi vào giai đoạn hoàn chỉnh tuyến rộng 25m với vận tốc tối đa 100km/h.

Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc Hậu Giang - Cà Mau sẽ nối với đoạn Cần Thơ - Hậu Giang (dài 36,7km), hình thành "sợi dây huyết mạch" giúp khơi thông cửa ngõ miền Tây, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội ở khu vực.

>> Lộ diện đơn vị sẽ 'trợ lực' 300 tỷ đồng cho đại dự án sân bay lớn nhất Việt Nam

Khởi động các dự án thành phần nhà máy điện hạt nhân 200.000 tỷ tại tỉnh duyên hải miền Trung

Khánh Hòa 'tuýt còi' một dự án chung cư trung tâm mặt tiền 34 tầng, 'bán lúa non'

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tuyen-cao-toc-hon-17000-ty-dong-giup-khoi-thong-cua-ngo-mien-tay-duoc-tiep-them-nguon-luc-d127419.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Tuyến cao tốc hơn 17.000 tỷ đồng giúp khơi thông 'cửa ngõ' miền Tây được tiếp thêm nguồn lực
POWERED BY ONECMS & INTECH