Điểm đến

Tuyến đường sắt cao nhất thế giới chôn 15.000 cây sắt 2 bên hành lang: Mỗi cây sắt dài đến 7m, ẩn chứa những sự thật vô cùng độc đáo

Thùy Dung 06/01/2024 - 09:27

Tuyến đường sắt này được ví như một kỳ tích của kỹ thuật hiện đại, là biểu tượng cho tình đoàn kết dân tộc.

Là tuyến đường sắt sở hữu nhiều kỷ lục, trở thành kỳ tích của kỹ thuật hiện đại

Tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng (thường gọi tắt là đường sắt Thang - Tạng) chạy dài 1.956km, kết nối thủ phủ tỉnh Thanh Hải, Tây Ninh với thủ phủ Lhasa của Tây Tạng.

Đây cũng là tuyến đường sắt cao nhất thế giới và đường mệnh danh là “con rồng thép trên nóc nhà thế giới". Điểm cao nhất của công trình này nằm ở độ cao 5.072m so với mặt nước biển. Trong đó, riêng phần đường sắt kéo dài liên tục 960km nằm ở độ cao 4.000m so với mực nước biển. Tuyến đường sắt Thang - Tạng là biểu tượng cho tình đoàn kết dân tộc, là chiếc cầu vàng nối tình hữu nghị và hạnh phúc giữa trung nguyên với các dân tộc ở vùng biên cương xa xôi.

Khung cảnh hùng vĩ - nơi tuyến đường sắt Thanh - Tạng chạy qua

Khung cảnh hùng vĩ - nơi tuyến đường sắt Thanh - Tạng chạy qua

Không những là tuyến đường sắt cao nhất thế giới, Thang - Tạng còn có nhiều kỷ lục khác như: tuyến đường sắt chạy qua cao nguyên dài nhất thế giới: từ Cách Nhĩ Mộc đến Lasa là một chặng đường đi qua nhiều vùng đất hoang vu với tổng chiều dài lên tới 1.142km; Là tuyến đường sắt đi qua nhiều vùng đất đóng băng nhất thế giới với tổng chiều dài 550 km; Là nơi đặt ga đường sắt cao nhất thế giới: Đường Cổ La cao hơn mặt biển tới 5.068 mét; Là nơi đặt đường hầm cao nhất thế giới: Phong Hoả Sơn cao hơn mặt nước biển 4.905 mét. Là nơi đặt tuyến đường hầm dài nhất thế giới: Côn Lôn Sơn dài 1.686 mét. Là nơi bắc cầu qua sông dài nhất thế giới: Đặc Đại kiều bắc qua sông Thanh Thuỷ dài 11,7 km. Là nơi đạt tốc độ chạy tàu lớn nhất thế giới: 100 km/giờ đối với vùng đất đóng bằng và 120 km/giờ đối với đoạn đất không đóng băng. Cây cầu dài nhất của tuyến đường sắt Thang - Tạng: dài 11,7 km được bắc qua sông Thanh Thuỷ. Đệ nhất cầu dài 1.389,6 mét - cây cầu dài nhất bắc qua sông Trường Giang của tuyến đường sắt Thang - Tạng. Đường hầm trên núi Phong Hoả là đường hầm cao nhất của tuyến đường sắt Thang - Tạng, cao hơn mặt nước biển tới 4.905 mét.

Tuyến đường sắt này chạy qua nhiều dạng địa hình khác nhau với điều kiện môi trường vô cùng khắc nghiệt

Tuyến đường sắt này chạy qua nhiều dạng địa hình khác nhau với điều kiện môi trường vô cùng khắc nghiệt

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nước ngoài từng cho rằng những thách thức như lượng oxy thấp ở độ cao hơn 4.000 mét hay môi trường lạnh cắt da cắt thịt là những khó khăn không thế vượt qua trong suốt quá trình xây dựng tuyến đường này. Tuy nhiên, việc đường sắt Thang - Tạng đi vào hoạt động đã chứng minh nó là một kỳ tích của kỹ thuật hiện đại.

Ẩn chứa những sự thật thú vị

Một điểm thú vị mà chỉ có những hành khách tinh ý mới có thể nhận thấy là có vô số cây sắt dài 7m được chèn vào hai bên của tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng. Các kỹ sư Trung Quốc đã chôn 15.000 cây sắt hai bên tuyến đường sắt Thang - Tạng. Bên trong các cây sắt dài 7m này tích hợp những thiết bị cực kỳ độc đáo khiến nhiều người kinh ngạc.

Cây sắt được làm đầy bằng một loại vật liệu đặc biệt gọi là "polymer", có tính dẫn điện tốt, ổn định nhiệt và chống oxy hóa. Vật liệu này có thể làm giảm điện trở, giảm mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị điện đường sắt và bảo vệ môi trường xanh.

Dọc hai bên hành lang đường sắt được chôn 15.000 thanh sắt

Dọc hai bên hành lang đường sắt được chôn 15.000 thanh sắt

Bên cạnh đó, do xung quanh tuyến đường này có môi trường sinh thái độc đáo nên có nhiều động vật hoang dã sinh sống ở đây. Sự tồn tại của các cây sắt dài 7m nhằm mục đích ngăn chặn động vật hoang dã gây thiệt hại cho các cơ sở đường sắt.

Cận cảnh những thanh sắt được sử dụng tại tuyến đường sắt Thanh - Tạng

Cận cảnh những thanh sắt được sử dụng tại tuyến đường sắt Thanh - Tạng

Ngoài ra, 15.000 cây sắt ở hai bên đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng không chỉ có nhiều chức năng như ngăn chặn động vật hoang dã xâm chiếm mà còn giúp duy trì an toàn đường sắt, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, giảm tác động của đất đóng băng, cải thiện tín hiệu và giúp đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng hoạt động ổn định, an toàn.

Điều này củng cố thêm trình độ xây dựng và sức mạnh kỹ thuật của tuyến đường sắt cao nguyên dài nhất và cao nhất thế giới này của Trung Quốc.

>> Kỳ tích kỹ thuật của Trung Quốc: Tuyến đường sắt được mệnh danh là ‘con rồng thép trên nóc nhà thế giới’

Lộ diện công ty ‘nuôi mộng lớn’, muốn làm đường sắt 25.000 tỷ tại Đà Lạt

Trung Quốc sở hữu 'siêu cỗ máy' duy nhất trên thế giới: Gồm 15.000 bộ phận, nặng 1.000 tấn, giúp xây cầu đường sắt cao tốc xuyên biển chỉ trong 2 năm

Làm thế nào để Nhà nước không phải bỏ đồng nào, không phải đi vay vẫn có hơn 60 tỷ USD cho đường sắt tốc độ cao?

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tuyen-duong-sat-cao-nhat-the-gioi-chon-15000-cay-sat-2-ben-hanh-lang-moi-cay-sat-dai-den-7m-an-chua-nhung-su-that-vo-cung-doc-dao-d114165.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tuyến đường sắt cao nhất thế giới chôn 15.000 cây sắt 2 bên hành lang: Mỗi cây sắt dài đến 7m, ẩn chứa những sự thật vô cùng độc đáo
POWERED BY ONECMS & INTECH