Bất động sản

Vì sao nhà máy đốt rác phát điện 400 triệu USD được chấp thuận nhiều năm nhưng vẫn ‘đắp chiếu’?

Phương Hà 10/07/2024 22:30

Nhà máy dự kiến vận hành giai đoạn I vào năm 2020, xử lý 2.000 tấn rác/ngày; đến năm 2021, công suất xử lý đạt 4.000 tấn/ngày.

Trong bối cảnh mỗi ngày TP. HCM phát sinh khoảng 9.800 - 10.000 tấn rác thải, chính quyền TP. HCM đã chấp thuận cho CTCP Vietstar khởi công các nhà máy đốt rác phát điện vào cuối năm 2019 thay thế cho công nghệ đốt rác, tái chế, chôn lấp cũ. Đây là nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên tại huyện Củ Chi, có tổng vốn đầu tư khoảng 400 triệu USD.

Ban đầu, nhà máy dự kiến vận hành giai đoạn I vào năm 2020, xử lý 2.000 tấn rác/ngày; đến năm 2021, công suất xử lý đạt 4.000 tấn/ngày. Tuy nhiên, sau 5 năm được chấp thuận khởi công, nhà máy này vẫn chưa thể tiến hành xây dựng.

Vì sao nhà máy đốt rác phát điện 400 triệu USD được chấp thuận nhiều năm nhưng vẫn ‘đắp chiếu’?

Vì sao nhà máy đốt rác phát điện 400 triệu USD được chấp thuận nhiều năm nhưng vẫn ‘đắp chiếu’?

Theo thông tin từ báo Đầu tư, cuối tháng 6/2024, CTCP Vietstar có Văn bản số 032/VST-DA gửi Sở Xây dựng TP. HCM đề nghị hỗ trợ cấp phép xây dựng dự án.

Phía Công ty Vietstar cho biết, các thủ tục liên quan phòng cháy chữa cháy, thủ tục về đánh giá tác động môi trườngđã được doanh nghiệp nộp cho các cơ quan chức năng, song đến nay chưa được phê duyệt. Trong đó, hồ sơ thiết kế xây dựng công trình chưa được Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an TP. HCM) thẩm duyệt.

Với mục tiêu đưa nhà máy đốt rác phát điện Vietstar đi vào hoạt động trước ngày 31/12/2026 như đã cam kết với UBND TP. HCM, nhà đầu tư kiến nghị Sở Xây dựng hỗ trợ cấp giấy phép xây dựng trong thời gian sớm nhất.

Ngày 2/7/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 6401/STNMT-CTR gửi Sở Xây dựng TP. HCM đề nghị hỗ trợ tiếp nhận, xử lý hồ sơ cấp giấy phép xây dựng của Công ty Vietstar.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, việc xem xét cấp giấy phép xây dựng là có cơ sở vì dự án này đã được Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ triển khai thủ tục liên quan.

Đơn vị quản lý về môi trường của TP. HCM cho rằng, việc hỗ trợ tiếp nhận hồ sơ, tiến hành cấp giấy phép xây dựng sẽ giúp nhà đầu tư có thể đầu tư xây dựng trong tháng 7/2024 để sớm đưa dự án vào vận hành như cam kết với UBND TP. HCM.

>> Tập đoàn Daewoo tham vọng xây dự án khu đô thị gần 10.000 tỷ đồng tại tỉnh duy nhất ở Việt Nam có 3 mặt giáp sông

Bên trong nhà máy xử lý nước thải 235 triệu USD lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam, biến nước thải thành nước dùng sinh hoạt

Tỉnh miền Trung có đường bờ biển đẹp nhất nhì cả nước sắp đón dự án nhà máy 823 tỷ đồng

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/vi-sao-nha-may-dot-rac-phat-dien-400-trieu-usd-duoc-chap-thuan-nhieu-nam-nhung-van-dap-chieu-d127381.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Vì sao nhà máy đốt rác phát điện 400 triệu USD được chấp thuận nhiều năm nhưng vẫn ‘đắp chiếu’?
POWERED BY ONECMS & INTECH