Vụ Vạn Thịnh Phát: Bất ngờ dư cho vay khách hàng tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng đến thời điểm khởi tố

19-11-2023 13:14|Hồ Nga

Phần lớn trong dư nợ cho vay khách hàng này thuộc nhóm Trương Mỹ Lan trong vụ Vạn Thịnh Phát, và đều là nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an đã công bố kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và một số đơn vị khác. Cơ quan điều tra cáo buộc bà Lan đã chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng của SCB.

Dư nợ cho vay 677.286 tỷ đồng đến thời điểm khởi tố

Căn cứ chứng cứ điều tra thu thập xác định từ 1/1/2012 đến 7/12/2022 Ngân hàng SCB đã cho vay, giải ngân tổng cộng 1.366 khách hàng (gồm 710 cá nhân và 656 tổ chức) trong đó liên quan đến trách nhiệm của Trương Mỹ Lan và đồng phạm 2.527 khoản (gồm 1.057 khoản khách hàng cá nhân và 1.470 khoản khách hàng tổ chức). Tổng số tiền giải ngân hơn 1,06 triệu tỷ đồng.

Kết quả điều tra cho thấy đến ngày 17/12/2022 còn 875 khách hàng (gồm 440 cá nhân và 435 tổ chức) vay với dư nợ 677.286 tỷ đồng – trong đó có 483.971 tỷ đồng nợ gốc và 193.315 tỷ đồng nợ lãi. Đáng chú ý tất cả các khoản vay đều thuộc nợ nhóm 5, không có khả năng thu hồi. Báo cáo cũng cho biết dư nợ gốc các khoản vay liên quan Trương Mỹ Lan chiếm đến 93% tổng dư nợ gốc.

Kết quả điều tra về số tiền 483.971 tỷ đồng dư nợ gốc của các khoản vay được giải ngân cho 875 khách hàn còn dư nợ tại Ngân hàng SCB tính đến ngày 17/10/2023 có đủ cơ sở để kết luận: Sau khi thâu tóm ngân hàng SCB, để rút tiền từ ngân hàng phục vụ cho mục đích cá nhân, Trương Mỹ Lan đã thông qua các cá nhân thân tín giữ vai trò chủ chốt tại Ngân hàng SCB cùng cán bộ chủ chốt tại Vạn Thịnh Phát triển khai các hoạt động rút tiền dưới hình thức giải ngân các hồ sơ vay khống.

Theo lời khai, thậm chí có những khoản vay được rút tiền trước, hoàn thiện hồ sơ sau. Kết quả điều tra xác minh hồ sơ vay vốn cho thấy có 201 khoản vay/169 khách hàng có hồ sơ vay vốn không có phê duyệt của cấp có thẩm quyền tại ngân hàng. Các khoản vay này còn dư nợ tổng hơn 11.686 tỷ đồng (trong đó nợ gốc 9.923 tỷ đồng).

Để thực hiện các khoản vay, Trương Mỹ Lan chỉ đạo các nhân viên, thuê người đứng tên thành lập các pháp nhân “ma”, đứng tên cá nhân vay vốn tại SCB.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Số dư cho vay khách hàng tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng đến thời điểm khởi tố

Lập phương án rút, cắt đứt dòng tiền sau khi giải ngân

Để hợp thức việc rút tiền và tránh việc bị cơ quan chức năng phát hiện, có điều kiện truy vết theo dòng tiền để phát hiện sai phạm, Trương Mỹ lan chỉ đạo nhân viên phía SCB và nhân viên phía Vạn Thịnh Phát sử dụng các phương án vay vốn khống đã tạp lập để thực hiện giải ngân, chuyển tiền vào tài khoản vay các cá nhân/pháp nhân "ma" để chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB, hoặc cá nhân/pháp nhân rút tiền mặt nhằm cắt đứt dòng tiền.

Khi chưa cần sử dụng tiền mặt, Trương Mỹ Lan chỉ đạo nhân viên phối phối hợp sử dụng các pháp nhân/cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng SCB để nhận tiền, chuyển tiền từ các công ty được giải ngân hàng tài khoản của các pháp nhân/cá nhân này; khi cần sử dụng sẽ lập phương án chuyển tiền lòng vòng, đến các tài khoản theo mục đích.

>>Xem thêm dòng sự kiện Vạn Thịnh Phát

>>Vụ Vạn Thịnh Phát: Lộ tên 5 công ty thẩm định giá liên quan việc hợp thức hóa hồ sơ vay vốn tại SCB

Con 'chúa đảo' Tuần Châu đề nghị gì với tài sản liên quan tới bà Trương Mỹ Lan?

Vụ Vạn Thịnh Phát: Đề nghị xem xét lại, tòa nhà Times Square từng được định giá hơn 60.000 tỷ đồng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vu-van-thinh-phat-so-du-cho-vay-khach-hang-tai-scb-hon-677000-ty-dong-den-thoi-diem-khoi-to-211481.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Vụ Vạn Thịnh Phát: Bất ngờ dư cho vay khách hàng tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng đến thời điểm khởi tố
    POWERED BY ONECMS & INTECH