Câu chuyện về "thần đồng" lịch sử ở Trung Quốc tự kết thúc cuộc đời mình năm 18 tuổi khiến người dùng mạng không khỏi xót xa.
"Thần đồng" từ nhỏ đã yêu thích lịch sử, 16 tuổi đã viết sách
Không phải "thần đồng" nào cũng có tương lai rộng mở, cuộc sống đủ đầy khi lớn lên. Nhiều người phải sống cuộc đời khổ sở, chật vật, thậm chí còn tự kết liễu ngay khi còn rất trẻ. Đó cũng là câu chuyện của "thần đồng" lịch sử Trung Quốc Lâm Gia Văn.
Lâm Gia Văn sinh năm 1998, trong 1 gia đình tri thức tại Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc. Chàng trai này được mệnh danh là "con nhà nòi", thừa hưởng gen thông minh, giỏi giang từ ông bà, bố mẹ. Cả ông bà và bố mẹ Lâm Gia Văn đều là giáo viên nên ngay từ nhỏ anh đã được giáo dục đàng hoàng, đầy đủ.
Từ khi mới học tiểu học, năng lực của Lâm Gia Văn đã được bộc lộ. Nhiều người nhận thấy niềm yêu thích lịch sử của chàng trai 9x và dĩ nhiên bố mẹ Lâm Gia Văn cũng hiểu rõ điều này. Họ sớm định hướng cho con trai phát triển về lĩnh vực này. Từ nhỏ, Lâm Gia Văn đã tự tìm tòi lịch sử qua các tư liệu khác nhau, thậm chí còn tự đặt ra những câu hỏi, thắc mắc và tự tìm câu trả lời.
Nhờ tiếp xúc với lĩnh vực này từ sớm, lớn lên Lâm Gia Văn càng có vốn kiến thức sâu rộng. Thậm chí chàng trai này còn trở thành người nổi tiếng ở trường, gây chú ý với các bạn học và thầy cô. Ai nấy đều cảm thấy Lâm Gia Văn là người tài, chắc chắn sẽ thành công trong tương lai.
Tới năm 16 tuổi, Lâm Gia Văn càng khẳng định được tài năng không phải dạng vừa sau khi xuất bản sách lịch sử. Dù chưa học xong THPT nhưng Lâm Gia Văn đã xuất bản cuốn sách "Khi Đạo giáo thống trị Trung Quốc" khiến ai nấy đều bất ngờ. Khi đọc cuốn sách mà Gia Văn làm tác giả, ai nấy đều nghĩ đây là sản phẩm của 1 Tiến sĩ nổi tiếng nào đó. Thời điểm ấy, chẳng ai nghĩ 1 học sinh cấp 3 lại có đủ kiến thức sâu rộng để viết sách lịch sử như thế.
"Nỗi buồn và niềm vui cho thế giới" là tác phẩm thứ 2 của Lâm Gia Văn sau thành công của cuốn sách thứ nhất. Ban đầu, anh chàng định không công khai danh tính với bất kỳ ai vì muốn tự do làm điều mình muốn. Tuy nhiên, vì lợi ích của nhà trường, chàng trai 9x đành phải công khai thông tin về mình với độc giả. Cũng từ đây, bi kịch bắt đầu đến với "thần đồng" lịch sử sinh năm 1998.
Nhảy lầu tự tử vì áp lực dư luận
Những tưởng sau khi công khai, Lâm Gia Văn sẽ nhận được sự ngưỡng mộ và yêu mến từ người xung quanh. Thế nhưng ngược lại, chàng trai này lại chỉ nhận về những sự ngờ vực, lời bàn tán, bình luận ác ý. Nhiều người không tin 1 chàng trai 16 tuổi như Lâm Gia Văn có khả năng viết ra những cuốn sách "gây chấn động" như vậy. Chàng trai 9x bất ngờ đối mặt với những lời chỉ trích trên mạng. Anh bắt đầu hoài nghi về bản thân mình, sống khép kín dần và rơi vào trầm cảm.
Lâm Gia Văn có nhiều biểu hiện tâm lý không ổn định. Thậm chí, anh không còn cảm thấy vui vẻ và phấn chấn khi nhìn vào những giải thưởng hay thành tựu mình có được. Cho tới năm 18 tuổi, Lâm Gia Văn quyết định giải thoát cho chính mình bằng cách nhảy lầu và ra đi mãi mãi. Trước thông tin này, nhiều người không chấp nhận được việc Lâm Gia Văn đã tự kết thúc cuộc đời của chính mình. Chàng trai được mệnh danh "thần đồng" lịch sử Trung Quốc còn mong muốn sách của mình không được tái bản, những bản thảo khác đều tiêu hủy sạch sẽ.
Suốt 1 khoảng thời gian dài, bố mẹ "thần đồng" lịch sử vẫn không thể chấp nhận sự thật rằng anh đã ra đi mãi mãi. Câu chuyện của Lâm Gia Văn khiến nhiều người bàng hoàng, không khỏi xót xa. Đó cũng là sự mất mát vô cùng lớn của ngành lịch sử Trung Quốc. Họ đã mất đi 1 nhân tài, 1 "thần đồng" có thể cống hiến hết mình vì lịch sử.