Điểm đến

Cầu dây văng 540 tỷ kết nối 2 tỉnh 'anh em' của miền Bắc, ứng dụng công nghệ Extradosed hiện đại và phức tạp nhất hiện nay

Quỳnh Như 09/12/2023 14:29

Cây cầu là ước mơ, niềm mong mỏi của người dân hai bên bờ sông Lô để thuận tiện đi lại, kết nối giao thương.

Vĩnh Phú là một đơn vị hành chính cấp tỉnh cũ trước năm 1996, sau đó tách thành 2 tỉnh Vĩnh PhúcPhú Thọ cho đến nay. Trải qua 27 năm, cái tên Vĩnh Phú đã dần bị lãng quên trong tiềm thức của người dân 2 tỉnh này.

Thế nhưng, khi cây cầu mang tên Vĩnh Phú được xây dựng, những khó khăn, cách trở vì con sông Lô chia cắt đôi bờ sẽ được vơi bớt đi nhiều. Cây cầu sẽ trở thành biểu tượng cho mối quan hệ mật thiết của 2 tỉnh "anh em" Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Quan trọng hơn, cầu Vĩnh Phú sẽ góp phần thúc đẩy sự giao lưu, phát triển về kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân 2 tỉnh.

Cầu Vĩnh Phú bắc qua sông Lô, nối 2 tỉnh

Cầu Vĩnh Phú bắc qua sông Lô, nối 2 tỉnh "anh em" Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

Cầu Vĩnh Phú có tổng mức đầu tư hơn 540 tỷ đồng, do Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư. Cầu thuộc dự án nhóm B, được khởi công từ tháng 12/2021, thời gian hoàn thành theo hợp đồng là tháng 12/2023. Tuy nhiên chỉ sau 18 tháng thi công, cầu Vĩnh Phú đã hoàn thành gần như tất cả các hạng mục, cuối tháng 8/2023, cầu chính thức thông xe.

Cầu có điểm đầu phía TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), kết nối với đường Trần Phú, giao với đê hữu sông Lô và kết thúc tại điểm giao với đê tả sông Lô, thuộc xã Đức Bác, huyện Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc).

>> Cây cầu Việt Nam nằm trong top cầu dây văng có nhiều nhịp nhất thế giới, chi phí hơn 7.000 tỷ, chịu được động đất cấp 8

Cầu có tổng mức đầu tư hơn 540 tỷ đồng.

Cầu có tổng mức đầu tư hơn 540 tỷ đồng.

Chiều dài của cây cầu là hơn 509m, trong đó cầu chính dài khoảng 290m, cầu dẫn phía tỉnh Phú Thọ dài 70,75m, cầu dẫn phía tỉnh Vĩnh Phúc dài khoảng 148,8m. Cầu được thiết kế 4 làn xe cơ giới, bề rộng mặt cầu chính 19m, bề rộng cầu dẫn 16,5m. Điểm nhấn của cây cầu là hệ thống dây văng đúc hẫng cân bằng Extradosed – một trong những công nghệ xây dựng cầu mới hiện đại và phức tạp nhất hiện nay.

Cầu Vĩnh Phú được đánh giá có kiến trúc, mỹ quan đẹp, tạo điểm nhấn trong vùng. Công trình được đưa vào khai thác cũng chính thức khẳng định Bến phà Đức Bác đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử sau hơn 36 năm hoạt động. Từ nay, người dân huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô và TP Việt Trì sẽ được đi lại trên một cây cầu an toàn, thuận lợi, bảo đảm an toàn giao thông và rút ngắn thời gian, khoảng cách về địa lý.

Cầu sử dụng hệ thống dây văng đúc hẫng cân bằng Extradosed hiện đại nhất hiện nay.

Cầu sử dụng hệ thống dây văng đúc hẫng cân bằng Extradosed hiện đại nhất hiện nay.

Bên cạnh đó, cầu Vĩnh Phú còn giúp việc di chuyển giữa các địa điểm du lịch xung quanh dễ dàng, thuận tiện hơn.

Trải dọc theo bờ sông Lô hùng vĩ với nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, huyện Sông Lô của tỉnh Vĩnh Phúc được “ưu ái” diện mạo tự nhiên với nhiều danh lam thắng cảnh như khu núi Sáng, hang Đề Thám, thác Bay, hồ Bò Lạc, hồ Điển Triệt, hồ Suối Sải, hồ Ngọc Đá... Đây là cơ sở để địa phương phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.

>> Độc đáo cây cầu hình thuyền nan úp ngược, vừa là nơi đi lại, vừa là nơi thờ tự của nhân dân làng cổ Hà Nội

Tháp cổ Bình Sơn nằm ở trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh của huyện Sông Lô.

Tháp cổ Bình Sơn nằm ở trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh của huyện Sông Lô.

Các di tích lịch sử, đình, chùa đều có giá trị đặc sắc về mặt nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc. Tiêu biểu có tháp Bình Sơn (thị trấn Tam Sơn), được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt vào năm 2015 với những nét kiến trúc tiêu biểu, mang dấu ấn của nghệ thuật dân tộc thời Lý - Trần. Chùa - tháp cổ Kim Tôn - Thiền viện Trúc lâm Tuệ Đức ở xã Đồng Quế được coi là công trình hội tụ nhiều nét tinh hoa của đạo Phật nói chung, của dòng thiền Trúc lâm Yên Tử nói riêng.

Nhiều đình, đền cổ thờ các vị thánh, vị vua có công lao to lớn trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, đem đến những giá trị văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người dân bản địa, trở thành địa chỉ du lịch tâm linh hấp dẫn đối với du khách khi đến với huyện Sông Lô.

Trong khi đó, TP Việt Trì thường được gọi là thành phố lễ hội bởi đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước Văn Lang xưa. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nơi đây được vẫn còn lưu giữ những dấu tích lịch sử văn hóa lâu đời.

Di tích lịch sử Ðền Hùng.

Di tích lịch sử Ðền Hùng.

Hiện nay, Việt Trì được coi là điểm đến di sản hàng đầu các tỉnh phía Bắc với 2 di sản văn hóa phi vật thể là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ và Hát Xoan Phú Thọ đã được UNESCO ghi danh; cùng khu Di tích lịch sử Ðền Hùng - điểm đến tâm linh, thực hành tín ngưỡng của người dân cả nước và các tour du lịch làng cổ Hùng Lô, trình diễn hát Xoan tại các điểm…

Không chỉ được ngắm nhìn những di tích lịch sử, du khách còn có cơ hội đắm mình trong những khung cảnh cổ kính, thơ mộng, chụp những bức ảnh check-in đẹp quên sầu như vườn quốc gia Xuân Sơn, khu du lịch Bạch Hạc - Bến Gót, đầm sen Minh Phương, đền Tam Giang – chùa Đại Bi...

>> Cầu bộ hành trên cao 42 tỷ của Việt Nam mang kiến trúc Nhật Bản độc đáo, nằm ngay ven vịnh thành phố biển lọt top '11 điểm đến tốt nhất châu Á'

Ngôi làng cổ không đường đi nhưng có tới 180 cây cầu gỗ, mỗi ngôi nhà được ví như một ốc đảo nhỏ, hút 800.000 người kéo đến xem hằng năm

Độc đáo cây cầu gỗ không sử dụng đinh để xây dựng: Đã tồn tại hơn 100 năm tuổi, đẹp như trong phim cổ trang Trung Quốc

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cau-day-vang-540-ty-ket-noi-2-tinh-anh-em-cua-mien-bac-ung-dung-cong-nghe-extradosed-hien-dai-va-phuc-tap-nhat-hien-nay-d112741.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cầu dây văng 540 tỷ kết nối 2 tỉnh 'anh em' của miền Bắc, ứng dụng công nghệ Extradosed hiện đại và phức tạp nhất hiện nay
    POWERED BY ONECMS & INTECH