Bất động sản

Cây cầu bắc qua sông Hồng lớn nhất Hà Nội, phải chịu tải 121.000 xe/ngày đêm sẽ được 'lên đời'

Quốc Chiến 05/08/2024 10:00

Cây cầu bao gồm 6 làn xe cao tốc với tốc độ cho phép 60km/h và 2 làn xe máy, xe thô sơ với tốc độ tối đa 50km/h.

Tháng 6 vừa qua, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội đã trình Sở Giao thông vận tải thành phố thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án sửa chữa cầu Thanh Trì.

Dự án nhằm đảm bảo an toàn khai thác cầu thông qua việc sửa chữa kết cấu nhịp, gối, và trụ của cây cầu này.

Theo báo cáo, toàn bộ 378 gối cầu cao su bản thép và 180/198 gối cầu nhịp dầm liên tục đúc trên đà giáo của cầu Thanh Trì hiện đã bị phồng và rạn nứt bề mặt.

Cầu Thanh Trì

Cầu Thanh Trì

Một số gối cầu còn đang hoạt động trong tình trạng nghiêng do sự chuyển vị của kết cấu nhịp, điều này đe dọa đến an toàn của cầu.

Dự án sửa chữa cầu Thanh Trì dự kiến sẽ sử dụng gần 120 tỷ đồng từ ngân sách TP. Hà Nội, và thời gian thực hiện dự án là trong giai đoạn 2024-2025.

Được biết, cầu Thanh Trì được khánh thành vào năm 2007. Đây là một trong bảy cây cầu bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên.

Các phương tiện lưu thông qua cầu Thanh Trì

Các phương tiện lưu thông qua cầu Thanh Trì

Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc Thủ đô, cầu có chiều dài 3.084m và chiều rộng 33,1m bao gồm 6 làn xe cao tốc với tốc độ cho phép 60km/h và 2 làn xe máy, xe thô sơ với tốc độ tối đa 50km/h.

>> Cây cầu đường bộ dài nhất miền Trung, sở hữu công nghệ hiện đại bậc nhất Việt Nam: Trở thành biểu tượng kết nối hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh

Thời điểm khánh thành, cầu Thanh Trì được ghi nhận là cây cầu bêtông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam. Dự án xây dựng cầu sử dụng vốn vay tín dụng ODA từ Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng từ Chính phủ Việt Nam với tổng mức đầu tư 7.500 tỷ đồng.

Một góc khác của cầu Thanh Trì

Một góc khác của cầu Thanh Trì

Tuy nhiên, lưu lượng phương tiện qua cầu Thanh Trì hiện đã vượt quá khả năng thiết kế ban đầu. Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, cầu hiện phải chịu tải lên đến hơn 121.000 xe/ngày đêm, cao gấp 8 lần so với thiết kế ban đầu, dẫn đến tình trạng quá tải nghiêm trọng.

Trước tình hình này, ngành Giao thông vận tải TP. Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp cải thiện, bao gồm thu hẹp dải phân cách để tạo thêm làn xe ô tô, phân chia làn đường cho xe con, xe khách và xe tải; làn trong cùng dành riêng cho xe máy; đồng thời giảm tốc độ tối đa từ 80km/h xuống 60km/h.

Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn chưa cải thiện đáng kể tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông trên cầu Thanh Trì.

Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án bảy cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng.

>> 'Thủ phủ' công nghiệp Việt Nam sắp có trung tâm phân hóa hàng hóa tự động: Quy mô hơn 100.000m2, xử lý 4 triệu đơn/ngày

Cây cầu đường bộ dài nhất miền Trung, sở hữu công nghệ hiện đại bậc nhất Việt Nam: Trở thành biểu tượng kết nối hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh

Cây cầu thứ 7 của nhánh sông Mê Kông gần 7.000 tỷ ghi dấu mốc quan trọng: Tiến sát mục tiêu kết nối 2 tỉnh vùng ĐBSCL

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cay-cau-bac-qua-song-hong-lon-nhat-ha-noi-phai-chiu-tai-121000-xe-ngay-dem-se-duoc-len-doi-d129517.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cây cầu bắc qua sông Hồng lớn nhất Hà Nội, phải chịu tải 121.000 xe/ngày đêm sẽ được 'lên đời'
    POWERED BY ONECMS & INTECH