Chủ nhân Nobel Kinh tế Paul Krugman: ‘Thế giới sẽ không chấp nhận mọi thứ Trung Quốc muốn xuất khẩu’

06-06-2024 07:22|Quỳnh Vân

Chuyên gia kinh tế người Mỹ cho rằng Bắc Kinh đang sản xuất quá nhiều thứ trong khi mô hình kinh tế hiện không bền vững.

Theo giáo sư Paul Krugman - người từng đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2008 - các nhà lãnh đạo Trung Quốc “một cách kỳ lạ” lại không muốn sử dụng nhiều ngân sách Chính phủ hơn để hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng thay vì sản xuất.

Trong một cuộc phỏng vấn đầu tuần vừa rồi, giáo sư nhấn mạnh: “Việc Trung Quốc ngần ngại kích thích tiêu dùng cho thấy sự thiếu thực tế hoàn toàn. Đây có thể là mối đe dọa tới thị trường toàn cầu”.

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng từng cảnh báo rằng Trung Quốc không thể chỉ đơn giản xuất khẩu sản phẩm để thoát khỏi khó khăn.

Chủ nhân Nobel Kinh tế Paul Krugman: ‘Thế giới sẽ không chấp nhận mọi thứ Trung Quốc muốn xuất khẩu’
Ông Paul Krugman - nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Kinh tế 2008. Ảnh: Fortune

Những bình luận này được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và châu Âu lo ngại về tình trạng dư thừa sản xuất của quốc gia châu Á và việc bán phá giá các sản phẩm được trợ cấp mạnh ở nước ngoài.

Ông Krugman khẳng định: “Thế giới sẽ không thể tiêu thụ hay chấp nhận mọi thứ Trung Quốc muốn xuất khẩu”.

Giáo sư đánh giá mô hình kinh tế toàn diện của Trung Quốc hiện đang không bền vững vì chi tiêu trong nước “không đủ” và thiếu cơ hội đầu tư. Ông khuyên rằng Bắc Kinh nên hỗ trợ nhu cầu chứ không phải sản xuất thêm.

Một nhà kinh tế học nổi tiếng khác, Stephen Roach, đã bình luận về nền kinh tế Trung Quốc vào hôm 3/6. Ông nhận thấy sự ảm đạm ở Bắc Kinh trong chuyến thăm gần đây, đặc biệt là trong giới doanh nhân và sinh viên.

Roach nói: “Bắc Kinh thực sự không có nhiều sự sôi động mà tôi đã từng thấy trong nhiều năm du lịch ở đó”.

Trong khi đó, cố vấn chính sách của Chính phủ Trung Quốc, Li Daokui, dự đoán sẽ có nhiều biện pháp hỗ trợ hơn cho nền kinh tế trong những tháng tới.

Nhà kinh tế học người Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh phát hành thêm nợ công để bù đắp cho sự thiếu hụt tiền mặt ở khu vực địa phương và thúc đẩy tăng trưởng.

>> Tăng trưởng GDP có thể giảm xuống chỉ còn 1%, Trung Quốc 'quá già để giàu'?

'Mùa đông AI': Chủ nhân Nobel Kinh tế 2024 cảnh báo thế giới sẽ lãng phí nhiều tỷ USD, chỉ 5% công việc có thể bị AI thay thế

Giải Nobel Kinh tế 2024: Vén màn bí mật về sự thịnh vượng của các quốc gia

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chu-nhan-nobel-kinh-te-paul-krugman-the-gioi-se-khong-chap-nhan-moi-thu-trung-quoc-muon-xuat-khau-237517.html
Bài liên quan
  • Nữ khoa học gia thứ 3 đoạt Nobel Kinh tế
    Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố giải Nobel Kinh tế năm 2023 thuộc về nhà kinh tế học người Mỹ Claudia Goldin với công trình nghiên cứu về vai trò của nữ giới trong lực lượng lao động. Bà là nữ khoa học gia thứ 3 được trao giải Nobel Kinh tế.
  • Giải Nobel Kinh tế đề cao đóng góp của phụ nữ cho thị trường lao động
    Chiều 9/10 (giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố giải Nobel Kinh tế 2023 thuộc về Giáo sư người Mỹ Claudia Goldin vì nỗ lực của bà trong việc nâng cao hiểu biết về những đóng góp của nữ giới cho thị trường lao động.
  • Những ứng cử viên hàng đầu cho giải Nobel Kinh tế
    Giải Nobel Kinh tế được công bố vào lúc 16h45 ngày 9/10 (giờ Việt Nam) sẽ khép lại Tuần lễ Nobel 2023. Theo đánh giá của giới chuyên môn, giải thưởng năm nay nhiều khả năng sẽ được trao cho các chuyên gia nghiên cứu về tín dụng, thị trường việc làm hoặc sự bất bình đẳng trong kinh tế lao động.
  • Việt Nam cần làm gì để nâng cao năng suất lao động?
    TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để nâng cao năng suất lao động, từng bước rút ngắn khoảng cách về mức năng suất lao động với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    Chủ nhân Nobel Kinh tế Paul Krugman: ‘Thế giới sẽ không chấp nhận mọi thứ Trung Quốc muốn xuất khẩu’
    POWERED BY ONECMS & INTECH