Tài chính Ngân hàng

Chuyên gia 'mách nước' genZ 4 cách quản lý tài chính năm 2024

Trâm Anh 31/12/2023 01:54

Chuyên gia Mỹ cho rằng kinh tế năm 2024 có thể gặp tình trạng suy thoái, vậy GenZ cần tính toán kỹ với ví tiền của bản thân.

Bước sang năm 2023, hầu hết các dự đoán đều gần như thống nhất rằng một cuộc suy thoái đang đến với nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên dự báo này đã không xảy ra dù chỉ còn vài ngày nữa là hết năm.

Trong tương lai, các chuyên gia dự đoán, năm 2024 vẫn có thể xảy ra suy thoái kinh tế, bởi điều này dựa trên các yếu tố tương tự - vốn khiến các nhà kinh tế cho rằng 2023 sẽ xảy ra suy thoái.

Tuy nhiên, thị trường vẫn có một số quan điểm lạc quan vào năm tới. Bank of America cho rằng Mỹ sẽ có một cuộc hạ cánh nhẹ nhàng hơn là suy thoái kinh tế.

>> Có tiền nhàn rỗi nên làm gì? Chuyên gia gợi ý 6 kênh đầu tư hấp dẫn

Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia Mỹ (NABE) hồi tháng 12, 76% các nhà kinh tế tin rằng khả năng xảy ra suy thoái trong 12 tháng tới là khoảng 50% hoặc ít hơn.

Larry Adam - giám đốc đầu tư tại Raymond James, cho biết: “Về cơ bản là chúng ta sẽ có một cuộc suy thoái nhẹ”. Sự suy thoái đó có thể là “nhẹ nhàng nhất trong lịch sử” và được cho là sẽ bắt đầu vào quý II.

Một số nhà kinh tế của NABE cũng nhận thấy có sự suy thoái trong dự báo, trong đó, có 40% tin rằng nó sẽ bắt đầu trong quý đầu tiên, 34% nghĩ rằng sẽ xảy ra vào quý II.

Chuyên gia 'mách nước' genZ 4 cách quản lý tài chính năm 2024
Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia Mỹ (NABE)

Tình trạng sa thải nhân viên vốn gây chú ý vào cuối năm 2023, vẫn có thể tiếp tục diễn ra trong năm mới. Theo công ty tuyển dụng Challenger, Gray & Christmas, trong khi 29% công ty sa thải nhân nhân sự vào năm 2023, thì 21% công ty dự đoán họ có thể sa thải vào năm 2024.

Để sẵn sàng ứng biến với những bất ngờ có thể xảy ra trong thời gian sắp tới, các chuyên gia cho biết bốn hành động sau đây có thể sẽ hữu ích, góp phần giúp genZ quản lý tốt tài chính cá nhân.

>> Kênh đầu tư nào được ưa thích trong năm 2023?

1. Kiểm soát tình hình tài chính

Barry Glassman, chuyên gia lập kế hoạch tài chính và chủ tịch của Glassman Wealth Services, nói với CNBC vào đầu năm nay rằng phần lớn việc suy thoái kinh tế có thể ảnh hưởng đến bạn như thế nào phụ thuộc vào việc bạn có còn việc làm hay không.

Ông lưu ý rằng suy thoái kinh tế cũng có thể tạo ra tình trạng mà ngay cả những người vẫn đang có việc làm cũng kiếm được ít tiền hơn.

Do đó, người tiêu dùng nên đánh giá xem bản thân có thể xử lý việc giảm thu nhập tốt đến mức nào. Ông giải thích: Hãy xem xét, nếu mất việc, bạn có thể thanh toán các hóa đơn trong bao lâu, dựa trên tiền tiết kiệm và các nguồn lực khác.

“Hãy so sánh thu nhập và các nghĩa vụ thanh toán hiện tại của bạn và chắc chắn bản thân có thể vẫn an toàn”, Glassman cho biết.

Để tránh rơi vào tình trạng mất kiểm soát tài chính, lập ngân sách là một trong những phương pháp hữu hiệu. Lập ngân sách là nền tảng của quản lý tài chính và nó giống như việc thiết lập một tuyến phòng thủ vững chắc trong thế giới tiền bạc của bạn.

Trước khi mỗi tháng bắt đầu, hãy dành chút thời gian lên kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm sao cho có đủ từng đồng xu. Bằng cách này, khi tiêu dùng, bạn sẽ có mục đích hơn và có thể tránh xa cám dỗ từ những nhân viên bán hàng.

4911-lym-phat
Kiểm soát tình hình tài chính

>> Giá kỷ lục 77 triệu/lượng, có nên ‘ôm’ 4 tỷ đồng tiền dưỡng già đi mua vàng?

2. Giảm số dư nợ

Theo LendingTree, khoảng 34% người tiêu dùng rơi vào cảnh nợ nần trong mùa nghỉ lễ này, giảm từ mức 35% vào năm 2022. Nhưng lãi suất cao hơn có nghĩa là những khoản nợ đó đắt hơn. Báo cáo của LendingTree cho thấy 1/3 số người vay trong dịp nghỉ lễ có lãi suất từ 20% trở lên. Số dư nợ thẻ tín dụng cũng đạt mức kỷ lục 1 nghìn tỷ USD trong năm nay.

Một số động thái nhất định có thể giúp kiểm soát số tiền bạn phải trả cho những khoản nợ đó. Đầu tiên, LendingTree khuyên bạn nên tự động hóa các khoản thanh toán hàng tháng của mình để tránh bị phạt vì thanh toán trễ. Ngoài ra, bạn có thể thử yêu cầu công ty thẻ tín dụng hiện tại của mình đưa ra mức lãi suất thấp hơn. Điều quan trọng là có một “chiến lược trả nợ” hợp lý và bám sát nó.

Vì thế, hạ thấp mức tiêu dùng và có chất lượng cuộc sống một cách hợp lý là hành động thiết thực cho mỗi người trong thời điểm này. Tất nhiên, bất kì ai cũng mong muốn có một cuộc sống chất lượng, nhưng việc giải quyết nhu cầu của mình một cách hợp lý mới là sự khôn ngoan thực sự trong lúc này. Giảm mức tiêu dùng không có nghĩa là mức sống thấp mà nó có nghĩa là nói lời tạm biệt với việc chạy theo xu hướng một cách mù quáng, tránh việc theo đuổi những thứ xa xỉ.

3. Tăng cường tiết kiệm

Theo CNBC, chỉ cần dành dụm thêm một ít tiền mặt cũng có thể hỗ trợ cho những tình huống không lường trước như sửa xe hoặc hóa đơn bất ngờ và không ảnh hưởng tới ngân sách của bạn. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát cho thấy nhiều người Mỹ sẽ khó có thể trang trải chi phí khoảng 400 USD bằng tiền mặt.

Các chuyên gia cho rằng điều quan trọng là tự động hóa khoản tiết kiệm của bạn để tránh bị quên hoặc phân tâm.

Một lợi ích khác của việc tiết kiệm ngay bây giờ là khi lãi suất cao hơn có nghĩa lợi nhuận tiềm năng từ số tiền đó có thể ở mức cao nhất trong 15 năm. Nhưng những khoản lợi nhuận đó có thể không kéo dài, khi Cục Dự trữ Liên bang dự kiến sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào năm 2024.

4. Biến ham muốn mua sắm thành động lực kiếm tiền

Đối với những người trẻ năng động trong xã hội hiện đại, niềm khao khát mua sắm dường như là khó tránh khỏi. Vì vậy, để ngăn chặn mong muốn mua sắm này trở thành kẻ thù của thẻ ngân hàng, biến ham muốn mua sắm thành động lực kiếm tiền là chìa khoá cho vấn đề này.

Nói một cách thẳng thắn thì đó là "sự hài lòng bị trì hoãn". Khi người tiêu dùng bắt gặp món đồ bản thân thích, hãy chờ xem nó có thực sự cần thiết hay không. Nếu thực sự cần, bạn có thể đặt mục tiêu vào thời điểm này, chẳng hạn như hoàn thành một dự án trong tháng này, nhận thêm tiền thưởng và sau đó sử dụng tiền thưởng này để mua hàng.

Bằng cách này, mọi người không chỉ có thể sở hữu những gì mình muốn mà còn trải nghiệm niềm vui kiếm tiền trong quá trình này. Kết hợp mong muốn mua sắm với mục tiêu phấn đấu không chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu của bản thân mà còn ngày càng thăng tiến hơn trên con đường sự nghiệp.

>> Có tiền, gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào có lãi suất cao nhất tháng 12/2023?

Vụ Xuyên Việt Oil: Bắt cục phó Bộ Tài chính và vụ phó Bộ Công thương

10 sự kiện nổi bật của ngành tài chính năm 2023

Giới trẻ thích gì từ “Ngân hàng Gen Z” của KienlongBank?

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chuyen-gia-mach-nuoc-genz-4-cach-quan-ly-tai-chinh-nam-2024-217429.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Chuyên gia 'mách nước' genZ 4 cách quản lý tài chính năm 2024
POWERED BY ONECMS & INTECH