Chuyện về con đường ‘cổ’ bậc nhất Sài Gòn, nay trở thành tuyến đường huyết mạch giữa trung tâm Thành phố

05-03-2024 08:43|Thùy Dung

Tuyến đường này không chỉ mang đậm dấu ấn của lịch sử mà còn giữ vai trò quan trọng trong hạ tầng giao thông Thành phố tính đến hiện nay.

Gần 150 năm trước, Pháp bắt tay vào quy hoạch Sài Gòn sau khi chiếm được Gia Định. Các tuyến đường đều không được đặt tên như hiện tại mà được đánh số theo thứ tự. Trong những tấm bản đồ đầu tiên mà người Pháp vẽ Sài Gòn, có thể nhận ra một số con đường quen thuộc, còn hiện diện đến tận ngày nay.

Hình ảnh đường Nguyễn Bỉnh Kiêm trong bản đồ quy hoạch của người Pháp năm 1871

Hình ảnh đường Nguyễn Bỉnh Kiêm trong bản đồ quy hoạch của người Pháp năm 1871

Một trong số đó phải kể đến sự hiện diện của con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm - một trong những tuyến giao thông trung tâm tại TP HCM. Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những con đường xưa nhất nhì Thành phố, chứng kiến nhiều thăng trầm của nơi đây.

Thuở đầu, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm được đặt tên là đường 2. Nó là một trong bốn con đường quan trọng được vua Minh Mạng xây từ năm 1836 để bao quanh nền cũ của Thành Gia Định (Thành Phụng). 3 con đường còn lại ngày nay là đường Nguyễn Đình Chiểu, đường Mạc Đĩnh Chi và đường Nguyễn Du.

Đến năm 1871, đường 2 được đổi tên thành Rue de Tay-Ninh. 26 năm sau, đường được thay tên khác là Rousseau. Đây là tên của một nhà triết học có ảnh hưởng lớn đến Cách mạng Pháp 1789 – Jean-Jacques Rousseau. Năm 1908, trên con đường này xuất hiện tu viện Sainte Enfance (nay là tu viện Saint Paul).

Nhưng đến 1943, người Pháp quyết định đổi tên cho đường này thành Docteur Angier. Cuối cùng, vào 1955, đường được đặt tên vị danh nhân nổi tiếng Việt Nam – Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm năm 1950

Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm năm 1950

Ngày nay, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khác xưa rất nhiều. Nằm ở vị trí trung tâm Quận 1, TP HCM. Tuyến đường này được đánh giá có vai trò rất quan trọng với việc phát triển kinh tế, xã hội.

Hàng ngày, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm có lưu lượng xe lớn, thường xuyên bị ùn ứ. Đó cũng là một trong những lý do mà hồi tháng 5/2023, Sở Giao thông vận tải TP HCM quyết định điều chỉnh đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đoạn từ đường Nguyễn Đình Chiểu đến đường Nguyễn Thị Minh Khai thành đường một chiều (trước đó là đường hai chiều).

Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm của hiện tại

Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm của hiện tại

Trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm có 2 trường trung học nổi tiếng, nằm liền kề nhau là trường nam sinh Võ Trường Toản và trường nữ sinh Trưng Vương. Cả 2 ngôi trường này đều được thành lập gần như cùng một thời điểm, nằm cùng trên khu đất vốn là cơ sở cũ của trường Tây lâu đời nhất Sài Gòn – Adran.

>> ‘Cầu say rượu’ dài gần 300m nằm sát bờ biển, được mô tả là ‘con đường dẫn đến hư không’

Con đường đi bộ dài nhất thế giới xuyên qua 17 quốc gia, 6 múi giờ và những danh thắng nổi tiếng trên hành tinh

Số phận bi thảm của hai pho tượng Phật khổng lồ gần 1.500 tuổi trên con đường tơ lụa cổ đại, một trong hai tượng Phật đứng lớn nhất trên thế giới

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/chuyen-ve-con-duong-co-nhat-sai-gon-nay-tro-thanh-tuyen-duong-huyet-mach-giua-trung-tam-thanh-pho-d117080.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chuyện về con đường ‘cổ’ bậc nhất Sài Gòn, nay trở thành tuyến đường huyết mạch giữa trung tâm Thành phố
    POWERED BY ONECMS & INTECH