Dừng ngay việc bỏ thứ này lâu trong tủ lạnh nếu không muốn mắc bệnh ung thư gây tử vong cao top đầu thế giới!
Hiện, số ca mắc căn bệnh ung thư này ngày càng gia tăng, đặc biệt ở người trẻ tuổi.
Nhiều người có thói quen lưu trữ thức ăn thừa trong tủ lạnh mà không hay biết rằng điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe dạ dày. Mặc dù tủ lạnh có thể làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm, nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn sự biến đổi hóa học cũng như sự phát triển của vi khuẩn.

Đặc biệt, một số thực phẩm sau khi nấu chín, nếu bảo quản quá lâu trong tủ lạnh rồi hâm nóng lại nhiều lần, có thể sinh ra các hợp chất có hại, trong đó đáng lo ngại nhất là nitrit. Khi vào cơ thể, nitrit có thể kết hợp với các hợp chất khác và tạo ra nitrosamine - một chất có khả năng gây ung thư cao.
Chứa lâu trong tủ lạnh, thứ này có thể là “thủ phạm” gây ung thư
1. Rau xanh đã nấu chín:
Một số loại rau xanh chứa hàm lượng nitrat cao. Khi được chế biến và để lâu, đặc biệt là hâm nóng nhiều lần, nitrat có thể biến đổi thành nitrit do tác động của vi khuẩn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngoài ra, mức độ an toàn của rau đã nấu chín còn phụ thuộc vào thời gian bảo quản, nhiệt độ lưu trữ, độ tươi của nguyên liệu cũng như cách làm nguội trước khi cất vào tủ lạnh. Vì vậy, tốt nhất nên nấu vừa đủ cho mỗi bữa ăn để hạn chế việc phải hâm lại nhiều lần.
2. Khoai tây:
Khoai tây là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào, nhưng nếu bảo quản không đúng cách, chúng có thể trở nên có hại. Khi để lâu trong tủ lạnh, khoai tây có thể xuất hiện đốm xanh hoặc mọc mầm - đây là dấu hiệu chứa độc tố solanine. Nếu tiêu thụ với số lượng lớn, chất này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và gan.

Hơn nữa, khoai tây luộc nếu để lạnh sau đó đun nóng lại có thể làm tăng nồng độ acrylamide - một hợp chất có nguy cơ gây ung thư và ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Để đảm bảo an toàn, khoai tây nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo thay vì đặt trong tủ lạnh quá lâu.
3. Món nộm, salad:
Các món ăn chế biến từ rau củ sống như nộm hay salad không nên để qua đêm do không trải qua quá trình nấu chín ở nhiệt độ cao. Điều này khiến vi khuẩn vẫn tồn tại bên trong thực phẩm, có thể tiếp tục sinh sôi ngay cả khi bảo quản trong tủ lạnh, làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

Bên cạnh đó, nếu lưu trữ không đúng cách, nộm và salad có thể bị nhiễm khuẩn từ các tác nhân như Salmonella hay Enterobacteriaceae - những vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Ngoài ra, sau thời gian dài, hàm lượng nitrit trong món ăn cũng có thể tăng lên, dễ chuyển hóa thành nitrosamine - một hợp chất có liên quan đến nguy cơ ung thư khi đi vào cơ thể.
Vì vậy, tốt nhất nên dùng các món nộm, salad ngay sau khi chế biến để đảm bảo chất lượng và sức khỏe.
Bác sĩ khuyến cáo nhóm người cần tầm soát ung thư định kỳ
Theo ThS.BS Hoàng Văn Chương (Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai), một số nhóm người có nguy cơ cao mắc ung thư đường tiêu hóa và cần sàng lọc thường xuyên gồm:
Người có tiền sử gia đình mắc ung thư đường tiêu hóa: Nếu trong gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng, dạ dày, thực quản, bạn nên tầm soát sớm hơn và thường xuyên hơn.
Người hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều: Những thói quen này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa thực quản, gan, dạ dày.
Người béo phì, ít vận động: Tình trạng béo phì và ít vận động liên quan đến nhiều bệnh mạn tính, trong đó có ung thư đại trực tràng.

Người mắc các bệnh viêm đường tiêu hóa mãn tính: Viêm dạ dày mạn tính, bệnh lý ruột viêm như crohn, viêm loét đại trực tràng chảy máu,... có thể tăng nguy cơ ung thư hóa.
Người trên 40 - 45 tuổi: Độ tuổi càng cao, nguy cơ mắc ung thư càng lớn.
Về tần suất nội soi, những người thuộc nhóm nguy cơ cao nên thực hiện nội soi tiêu hóa định kỳ mỗi 1-2 năm. Đối với người bình thường, việc nội soi có thể thực hiện 5 năm/lần, bắt đầu từ tuổi 45.
Bên cạnh đó, bác sĩ Hoàng Văn Chương khuyến nghị mọi người nên đi khám sớm nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau bụng âm ỉ, khó chịu không rõ nguyên nhân, đặc biệt là đau vùng bụng dưới kèm theo đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu hoặc có máu trong phân. Một số trường hợp có thể gặp tình trạng sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi kéo dài, chán ăn, da xanh xao.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm lên men như dưa muối, thịt chế biến sẵn (thịt hun khói, dăm bông, xúc xích) và thực phẩm chứa nhiều phẩm màu. Thay vào đó, hãy tăng cường bổ sung rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh.
Theo số liệu từ ngành y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 17.000 ca mắc ung thư dạ dày mới, chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư. Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong cao, xếp thứ ba trong số các loại ung thư gây tử vong nhiều nhất, với hơn 15.000 ca tử vong mỗi năm, tương đương khoảng 12%. Đáng lo ngại, 70% bệnh nhân chỉ được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển, do các triệu chứng không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với viêm hoặc loét dạ dày.
>> Không phải K phổi, đây mới là bệnh ung thư có số ca mắc cao nhất Việt Nam!