Mức tăng mới của loại tài sản này được cho là do kỳ vọng lãi suất ngắn hạn sẽ duy trì ở mức cao lâu hơn khi các nhà giao dịch hạ kỳ vọng vè việc Fed cắt giảm lãi suấy trong năm nay.
Theo dữ liệu của Viện Đầu Tư ICI, khoảng 49,9 tỷ USD đã đổ vào các quỹ thị trường tiền tệ của Mỹ trong tuần tính đến ngày 28/2. Trong khi đó, tổng tài sản tăng lên 6.059 tỷ USD từ mức 6.009 tỷ USD của tuần trước.
Các quan chức Fed đã dành phần lớn thời gian trong 6 tuần qua để đẩy lùi kỳ vọng của thị trường về việc lãi suất sẽ được cắt giảm vào cuộc họp tháng 3.
Biên bản cuộc họp cuối cùng cho thấy hầu hết các quan chức vẫn lo lắng về nguy cơ cắt giảm chi phí vay quá sớm nhiều hơn là nguy cơ giữ chúng ở mức cao quá lâu và gây tổn hại cho nền kinh tế.
Lượng tài sản trên thị trường tiền tệ đạt mức kỷ lục 6,06 nghìn tỷ USD. Nguồn: Bloomberg |
Một loạt dữ liệu về việc làm tốt hơn mong đợi và lạm phát "lì lợm" trong thời gian gần đây đã thúc đẩy các nhà giao dịch giảm kỳ vọng về việc lãi suất sẽ được cắt giảm trong cuộc họp tháng 3.
Bên cạnh đó, các hợp đồng hoán đổi dự đoán về triển vọng lãi suất của Fed trong tương lai cho rằng sẽ có 3 lần cắt lãi suất trong năm nay, với gần 100% khả năng lãi suất sẽ giảm 25 điểm cơ bản vào tháng 7.
Nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đầu đổ vốn vào các quỹ tiền tệ kể từ khi Fed bắt đầu một trong những chu kỳ thắt chặt mạnh nhất trong nhiều thập kỷ trong năm 2022. Đến tháng 12 năm ngoái, Fed báo hiệu rằng chiến dịch tăng lãi suất sẽ kết thúc trong năm 2024 và có thể hạ lãi suất sâu hơn trước đó.
Tuy nhiên, tuần này, các nhà đầu tư tổ chức đã dẫn đầu dòng vốn đổ vào. Khoảng 46,9 tỷ USD được rót vào các quỹ tiền tệ và chiếm phần lớn mức tăng trưởng chung.
Ngoài ra, một số quỹ Chính phủ đầu tư vào các chứng khoán như tín phiếu kho bạc hay hợp đồng mua lại cũng chứng kiến tài sản tăng thêm 45,7 tỷ USD và đạt 4.918 tỷ USD.
Trong khi đó, các quỹ prime - có xu hướng đầu tư vào những tài sản có rủi ro cao hơn như thương phiếu - ghi nhận tài sản đạt 1.021 tỷ USD, tăng 5,5 tỷ USD.