Bất động sản

Giao thông Việt Nam năm 2024 có những bước 'nhảy vọt' đáng mừng, bất động sản hưởng lợi lớn

Chi Chi 20/06/2024 13:00

Năm 2024, cả nước dành hơn 650.000 tỷ đồng cho đầu tư công, chủ yếu là cho giao thông. Nhiều công trình trọng điểm cũng có những dấu hiệu đáng mừng.

Từ xưa đến nay, hạ tầng giao thông luôn là yếu tố quan trọng và then chốt cho giá trị của bất động sản. Nhấn mạnh về điều này, ông Paul Tostevin - Giám đốc Savills World Research mới đây cho hay, mối liên hệ giữa nỗ lực giải ngân đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sự phát triển bất động sản rất chặt chẽ. Cơ sở hạ tầng sẽ thu hút doanh nghiệp và người lao động. Nơi nào hạ tầng phát triển cũng đồng nghĩa với quá trình hình thành của các văn phòng, nhà máy, nhà kho, cửa hàng, khu dân cư... bất động sản vì thế được hưởng lợi, gia tăng giá trị.

Cũng theo nhận định của chuyên gia Savills World Research, năm 2024, Chính phủ Việt Nam đã có nỗ lực đáng kể trong việc đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt là đầu tư vào hạ tầng giao thông. Hiện tại, nhiều dự án trọng điểm liên tục báo tín hiệu tốt về tiến độ và đây cũng là những tin mừng với thị trường bất động sản khi trong tương lai, các phân khúc được thúc đẩy mạnh mẽ.

Hạ tầng giao thông tại Việt Nam đang được đầu tư mạnh mẽ. Ảnh minh họa

Hạ tầng giao thông tại Việt Nam đang được đầu tư mạnh mẽ. Ảnh minh họa

Năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công mà chủ yếu là đầu tư hạ tầng giao thông. Đồng thời, ngành giao thông phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95%.

Đến giữa tháng 6/2024, các dự án, công trình giao thông trọng điểm trên cả nước đạt kết quả rất đáng mừng. Đặc biệt phải kể đến "đại dự án" của ngành giao thông Việt Nam là sân bay Long Thành - sân bay lớn nhất nước trong tương lai khi đã lộ diện rõ hình hài nhờ vào tiến độ thi công tốc lực, hiệu quả. Vừa qua, dự án đã huy động nguồn vốn gần 2 tỷ USD trong nước. Các vướng mắc về vốn, mặt bằng, vật liệu của dự án cũng đã được giải quyết. Bên cạnh đó, một số dự án hàng không khác như Nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sân Nhất, mở rộng Nhà ga T2 Nội Bài… đều được triển khai tích cực.

>> Tỉnh đông dân nhất Việt Nam sắp có khu công nghiệp đa ngành 350ha, tương lai là 'cú hích' của kinh tế địa phương

Theo báo cáo Impacts của Savills World Research, trong vòng 4 năm (2016-2020), Việt Nam đã tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng từ 2,5% GDP lên 6% và cam kết tạo ra mạng lưới giao thông toàn quốc toàn diện vào năm 2045. Mạng lưới này bao gồm gồm 5.000km đường cao tốc, 1 cảng nước sâu và 2 tuyến đường sắt cao tốc. Nền tảng sẽ là Sân bay quốc tế Long Thành phục vụ 100 triệu hành khách/năm và vận chuyển 5 triệu tấn hàng hóa.

Sân bay Long Thành đã thành hình. Ảnh: ACV

Sân bay Long Thành đã thành hình. Ảnh: ACV

Hiện tại, cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải tại 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó có 5 dự án đường sắt, 2 dự án cảng hàng không, còn lại là các dự án đường bộ.

Theo ông Paul Tostevin, các cơ ở hạ tầng sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, giúp các quốc gia đạt được mục tiêu về khí hậu. Song, cũng có những rủi ro xung quanh việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chủ yếu liên quan đến tính chất chất lâu dài của mỗi dự án. Những điều kiện về kinh tế, chính trị thay đổi theo thời gian có thể khiến các dự bán bị gác lại, hạ cấp hoặc gặp những vấn đề về tài chính.

>> Bất động sản đang theo đúng lộ trình chu kỳ mới, các loại hình nhà đất sắp đến thời điểm khởi sắc?

Siêu sân bay Long Thành đón nhận tin vui, giải quyết được 'bài toán khó' bậc nhất của dự án

Cao tốc Bến Lức - Long Thành gặp sự cố: Bị cản trở thi công, nguồn cơn từ thầu phụ?

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/giao-thong-viet-nam-nam-2024-co-nhung-buoc-nhay-vot-dang-mung-bat-dong-san-huong-loi-lon-d125573.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Giao thông Việt Nam năm 2024 có những bước 'nhảy vọt' đáng mừng, bất động sản hưởng lợi lớn
    POWERED BY ONECMS & INTECH