Hãng xe danh giá nhất nước Mỹ phải 'vay mượn' công nghệ này từ Trung Quốc
Trung Quốc hiện chiếm lĩnh thị trường pin toàn cầu, trong khi các nhà sản xuất ô tô Mỹ như Ford đang nỗ lực rút ngắn khoảng cách.
Theo Bloomberg, Trung Quốc hiện kiểm soát tới 83% sản lượng pin lithium-ion toàn cầu, một con số áp đảo so với các quốc gia khác. Điều này không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả của nhiều năm đầu tư chiến lược vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất pin xe điện.
Công nghệ pin lithium iron phosphate (LFP), một trong những loại pin phổ biến nhất hiện nay, thực chất có nguồn gốc từ Mỹ. Công nghệ này được phát triển bởi các nhà khoa học tại Đại học Texas, sau đó được thương mại hóa bởi A123 Systems LLC – một công ty khởi nghiệp được chính quyền Obama tài trợ mạnh mẽ. Tuy nhiên, do sự phát triển chậm của thị trường xe điện khi đó, A123 phá sản và quyền sở hữu trí tuệ của họ rơi vào tay một công ty Trung Quốc. Kể từ đó, các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là CATL và BYD, đã cải tiến và tối ưu hóa công nghệ này, tạo ra Trun.
Nhờ kiểm soát nguồn cung pin và vật liệu thô quan trọng như lithium, cobalt và nickel, Trung Quốc đã xây dựng được một chuỗi cung ứng bền vững, giúp họ chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường toàn cầu.
![]() |
Trung Quốc đang nắm giữ công nghệ tạo ra các loại pin có chi phí thấp, tuổi thọ cao và khả năng sạc nhanh hơn. Ảnh minh họa |
>> Hyundai Santa Fe được bình chọn là xe tốt nhất năm 2025
CEO Ford, Jim Farley thừa nhận rằng Trung Quốc đã đi trước Mỹ ít nhất một thập kỷ về công nghệ pin xe điện. Nhận thức được khoảng cách ngày càng lớn, Ford đang tìm cách tận dụng chính công nghệ của Trung Quốc để cạnh tranh. "Cách chúng tôi cạnh tranh với họ là tiếp cận được quyền sở hữu trí tuệ của họ, giống như cách họ từng cần công nghệ của chúng tôi 20 năm trước. Sau đó, chúng tôi sẽ sử dụng hệ sinh thái đổi mới, sự sáng tạo của Mỹ, quy mô sản xuất lớn và sự am hiểu khách hàng để đánh bại họ trên toàn cầu", ông Farley khẳng định.
Ford hiện đang xây dựng BlueOval Battery Park, một khu phức hợp sản xuất pin khổng lồ, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2026. Nhà máy này sẽ sản xuất hàng nghìn pin LFP sử dụng công nghệ của nhà sản xuất pin Trung Quốc CATL. Đây là một bước đi mang tính chiến lược, giúp Ford có được công nghệ tiên tiến mà không cần phát triển từ đầu.
Bên cạnh đó, Ford cũng đang đầu tư vào việc sản xuất một mẫu xe điện giá dưới 30.000 USD để cạnh tranh với các dòng xe giá rẻ từ Trung Quốc. Hiện tại, các mẫu xe điện Trung Quốc chưa thâm nhập sâu vào thị trường Mỹ do rào cản thuế nhập khẩu, nhưng chúng đã bắt đầu gây ảnh hưởng mạnh tại châu Âu và các thị trường quốc tế khác.
>> VinFast VF3 vừa lăn bánh 10km đã lên sàn xe cũ sau 1 tháng, người bán tiết lộ lý do