Điểm đến

Khám phá cây cầu gỗ lợp lá trăm năm tuổi độc nhất vô nhị ở miền Bắc

Thanh Thanh 11/12/2023 14:45

Đây là cầu mái lợp mái lá duy nhất còn lưu lại những giá trị lịch sử hiếm có của làng quê Việt Nam.

Nếu bạn là người có niềm đam mê khám phá những công trình, kiến trúc cổ của Việt Nam thì cây cầu gỗ lợp lá trăm năm tuổi ở Nam Định là một điểm đến không nên bỏ qua. Cây cầu độc đáo này tọa lạc ở làng Kênh, thị trấn Cổ Lễ (nay là Tổ dân phố Đông Bắc Đồng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định).

Cây cầu giữ vững nét kiến trúc cổ xưa.

Cây cầu giữ vững nét kiến trúc cổ xưa.

Thông tin trên Báo Lao Động cho biết, cây cầu này được xây vào đời Lý, cách đây khoảng 700 năm, sau khi triều đình cho đào một con kênh dẫn nước từ sông Hồng vào để tưới tiêu cho cả một vùng thuộc trấn Sơn Nam hạ. Ngày nay, cây cầu này thu hút đông đảo du khách tìm về chiêm ngưỡng, check-in.

Kiến trúc độc đáo

po

Trải qua 700 năm, đến nay, cầu vẫn giữ nguyên được kết cấu kiến trúc cổ kính và độc đáo. Đây là cây cầu nối hai bờ sông Hải Ninh, cũng là con đường độc đạo dẫn vào chùa Cổ Lễ phục vụ người dân đi lễ chùa ngày xưa. Trước đây, cầu được đặt theo theo hướng Bắc Nam. Sau đó, do hệ thống sông ngòi được chỉnh trang lại nên cây cầu đã đổi sang hướng Đông Tây để phù hợp với sinh hoạt, đi lại của người dân.

Cầu lợp lá làng Kênh là cây cầu có kiến trúc thượng gia hạ kiều (trên là nhà, dưới là cầu), bao gồm 5 nhịp, dài 10m, rộng 4m, cao 3m, làm hoàn toàn bằng gỗ. Cây cầu có 28 cột, trong đó có 4 cột chính được cắm sâu dưới lòng sông, mỗi cột có đường kính trên 50cm. Theo thời gian, các cột chính bị bào mòn, người dân đã thay cột gỗ mới.

Cột chính được cắm sâu dưới lòng sông.

Cột chính được cắm sâu dưới lòng sông.

Không ai nhớ cầu được dựng cụ thể năm nào, nhưng biết rằng nó đã được di dời một lần và trùng tu nhiều lần vào các năm 1883 và 1904, và gần đây nhất vào năm 2014.

Ngay từ khi mới xây dựng, những người thợ đã không chọn lợp mái cầu bằng ngói mà lợp bằng cây bổi (cây cói), loại cây trồng ở các vùng đất bãi mặn, lợ ven biển, do bổi nhẹ hơn, xốp hơn, chịu được gió bão. Khi nào lớp bổi mục thì người dân sẽ lợp lớp lá mới.

Từ khi mới xây dựng, những người thợ đã không chọn lợp mái cầu bằng ngói mà lợp bằng cây bổi (cây cói).

Từ khi mới xây dựng, những người thợ đã không chọn lợp mái cầu bằng ngói mà lợp bằng cây bổi (cây cói).

oi

Tuy nhiên, sau nhiều lần trùng tu, sửa mái, ngày nay mái cầu được chuyển sang lợp bằng lá cọ thay cho lá bổi. Toàn bộ các bẹ cọ được xếp chặt với vì kèo và được gia cố buộc lại bằng sợi mây, làm cho mái của cầu rất chắc chắn, không lo gió bão làm hỏng.

Năm 2014, sau khi trùng tu xong, người dân cũng đã khắc 1 dòng chữ Nho ghi lại thời gian trùng tu cầu để các đời về sau biết được những mốc thời gian quan trọng này.

Năm 2014, sau khi trùng tu xong, người dân cũng đã khắc 1 dòng chữ Nho ghi lại thời gian trùng tu cầu để các đời về sau biết được những mốc thời gian quan trọng này.

Ngày nay, cầu lợp làng Kênh trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ của nhiều du khách khi đến với Nam Định, điển hình như dịp lễ mùng 2/9 hàng năm.

Những địa điểm độc đáo khác ở Nam Định

Ngoài cầu lợp làng Kênh, ở Nam Định còn có nhiều địa điểm thu hút du khách như:

Đền Trần Nam Định

hj

Khu di tích Đền Trần được xây dựng từ năm 1695. Đền Trần Nam Định là nơi thờ phụng 14 vị vua, gia quyến của họ và các vị quan có công phù tá của thời nhà Trần. Tại Đền Trần Nam Định mỗi năm tổ chức 2 lễ hội lớn là Hội Đền Trần thường diễn từ 15-20 tháng 8 âm lịch hàng năm và Lễ khai xuân đầu xuân diễn ra từ ngày 14-15 tháng 1 âm lịch.

Khu di tích đền Trần bao gồm 3 khu vực chính là đền Cố Trạch, đền Thiên Trường và đền Trùng Hoa. Đền Thiên Trường ở ngay trung tâm của đền, đây là nơi đặt bàn thờ của các vị và các vị công thần có công với đất nước. Đền Cố Trạch đặt bài vị của tương Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng của ông. Đền Trùng Hoa được xây dựng ở phía tây của đền. Trong đền thờ 14 pho tượng của 14 vị vua thời nhà Trần.

Nhà thờ Hưng Nghĩa

l

Nhà thờ Hưng Nghĩa ở xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, được xây dựng từ năm 1927. Đây là một trong những nhà thờ đẹp nhất ở Việt Nam mang nét kiến trúc của Tây Ban Nha và Pháp cổ kính.

Đứng từ xa nhà thờ Hưng Nghĩa sở hữu một vẻ đẹp huyền bí như một tòa lâu đài lâu đời ở phương Tây với gam màu xám hút mắt cùng những chi tiết kiến trúc tinh xảo. Nếu bạn là người yêu thích ‘sống ảo’ thì đây chính là một địa điểm lý tưởng để bạn có những bức ảnh nghệ thuật độc đáo.

Biển Thịnh Long

z

Bãi biển Thịnh Long nằm ở thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Đây là một trong những bãi biển hoang sơ và đẹp nhất ở Nam Định. Với đường bờ biển dài 3km, nơi đây là nơi vui chơi giải trí của nhiều du khách tứ phương vào mùa hè hàng năm.

Biển Thịnh Long có nước biển trong và mát, bãi cát mịn và rất mát mẻ vì không chịu ảnh hưởng của gió Lào.

Hồ Vị Xuyên

d

Hồ Vị Xuyên là tên gọi chỉ một hồ nước ngọt nằm ngay phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Hồ Vị Xuyên sở hữu một vẻ đẹp thơ mộng và bình yên hơi giống với hồ Hoàn Kiếm dù có kích thước nhỏ hơn. Ven hồ có rất nhiều cây xanh tỏa bóng, xa xa hồ là những đỉnh tháp nhà thờ mang kiến trúc phương Tây cổ điển, tổng thể tạo nên một khung cảnh vừa mang nét trầm lắng của một tỉnh thành Bắc Bộ, vừa mang một chút hơi hướng của khung cảnh phương Tây.

Tháp Phổ Minh

x

Tháp Phổ Minh là tòa tháp được xây dựng vào năm 1305, tọa lạc tại xã Lộc Vượng, tỉnh Nam Định, cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Đây là một trong những ngôi tháp cổ nhất Việt Nam với kiến trúc bao gồm 14 tầng, cao đến 20m.

Hai tầng dưới của tháp được xây từ đá vững chắc và được chạm khắc các hoạt tiết độc đáo của thời nhà Trần. Các tầng trên của tháp được dựng lên bằng gạch được khắc họa hình rồng và dòng chữ ‘Hưng - Long Nam Niên’. Phần đỉnh trên cùng của tháp được tượng một búp sen với những cánh hoa chụm lại với nhau, mang ý nghĩa ca ngợi ý chí hiên ngang của người Việt.

Nếu có dịp đến Nam Định, thì hãy ghé thăm tòa tháp 700 năm tuổi này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc đầy tự hào của dân tộc, được nghe những câu chuyện liên quan đến sự hình thành của tòa tháp.

>> Khám phá điểm đến được mệnh danh ‘viên ngọc xanh’ giữa lòng Tây Bắc vừa được vinh danh tại giải thưởng quốc tế

Chính phủ yêu cầu 'gỡ vướng', đẩy tiến độ dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau 27.500 tỷ đồng

Chuyển động mới nhất của dự án cầu vượt sông Cái, ' xóa sổ' cây cầu gỗ tạm phải tháo ra lắp vào mỗi mùa lũ đến

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/kham-pha-cay-cau-go-lop-la-tram-nam-tuoi-doc-nhat-vo-nhi-o-mien-bac-d112814.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Khám phá cây cầu gỗ lợp lá trăm năm tuổi độc nhất vô nhị ở miền Bắc
    POWERED BY ONECMS & INTECH