Xã hội

Không phải B-52, đây mới là ‘pháo đài bay’ ném bom hạt nhân ‘khủng’ bậc nhất lịch sử không quân: Có thể bay liên tục 16.000km, tải trọng cất cánh tối đa gần 40 tấn

Hải Châu 05/09/2024 01:06

Dù thời gian phục vụ của máy bay này không kéo dài, nó vẫn để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử như một oanh tạc cơ chiến lược.

Khả năng bay liên lục địa mà không cần tiếp nhiên liệu

Trong thế giới máy bay ném bom chiến lược, Boeing B-52 Stratofortress đã khẳng định danh tiếng của mình với tầm bay xa và khả năng mang theo khối lượng bom lớn. Tuy nhiên, B-52 không phải là máy bay ném bom lớn nhất trong lịch sử, thực tế B-52 chỉ đứng thứ hai trong danh sách này.

Không phải B-52, đây mới là ‘pháo đài bay’ ném bom hạt nhân ‘khủng’ bậc nhất lịch sử không quân: Có thể bay liên tục 16.000km, tải trọng cất cánh tối đa gần 40 tấn - ảnh 1

B-36 "Peacemaker" là máy bay ném bom thuộc hàng lớn nhất từng được sản xuất. Ảnh: Historynet

Ra đời vào năm 1946 bởi Công ty Convair, B-36 “Peacemaker” là một trong những chiếc máy bay ném bom lớn nhất từng được chế tạo. Máy bay này được phát triển trong giai đoạn chuyển giao giữa Thế chiến II và những ngày đầu của Chiến tranh Lạnh và là máy bay lớn nhất sử dụng động cơ piston từng được sản xuất hàng loạt. B-36 vượt trội hơn so với B-29 "Superfortress" và cuối cùng đã được thay thế bởi B-52 "Stratofortress" nổi tiếng. Dù thời gian phục vụ của B-36 không kéo dài, nó vẫn để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử như một oanh tạc cơ chiến lược.

Không phải B-52, đây mới là ‘pháo đài bay’ ném bom hạt nhân ‘khủng’ bậc nhất lịch sử không quân: Có thể bay liên tục 16.000km, tải trọng cất cánh tối đa gần 40 tấn - ảnh 2

Chiếc B-36 và phi hành đoàn 16 thành viên. Ảnh: Chinatimes

Theo thông tin từ Bảo tàng Không quân Quốc gia Mỹ, B-36 có sải cánh lên đến 70,1m, dài hơn sải cánh 56,8m của B-52. Kích thước tổng thể của B-36 cũng nổi bật với chiều dài 49,4m, so với 48,5m của B-52. B-36 có khả năng mang theo khối lượng bom tối đa lên đến 39,6 tấn, vượt xa khả năng mang bom tối đa 31,5 tấn của B-52.

Mặc dù chưa bao giờ tham gia vào các trận không kích thực tế, B-36 được thiết kế với mục tiêu là một máy bay ném bom hạt nhân chiến lược tầm xa. Máy bay này có thể vận chuyển bất kỳ loại vũ khí hạt nhân nào của Mỹ mà không cần điều chỉnh cấu trúc máy bay. Với tầm bay ấn tượng lên đến hơn 10.000 dặm (16.000km) và tải trọng vũ khí tối đa đạt 39,6 tấn, B-36 có khả năng thực hiện các chuyến bay liên lục địa mà không cần tiếp nhiên liệu.

Không phải B-52, đây mới là ‘pháo đài bay’ ném bom hạt nhân ‘khủng’ bậc nhất lịch sử không quân: Có thể bay liên tục 16.000km, tải trọng cất cánh tối đa gần 40 tấn - ảnh 3

Bộ ba máy bay ném bom chiến lược của Mỹ thập niên 1950. Từ trước về sau: B-47, B-52, B-36. Ảnh: Chinatimes

Trong một thời gian dài, B-36 giữ vị trí là máy bay ném bom có tải trọng lớn nhất thế giới. Chỉ sau khi Boeing 747 và C-5 Galaxy ra đời, thế giới mới chứng kiến những chiếc máy bay có tải trọng vượt qua cả B-36. Dù không được sử dụng để ném bom, B-36 vẫn giữ vai trò quan trọng trong Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược Mỹ trong giai đoạn đầu thành lập.

Lý do Mỹ quyết định loại biên B-36 chỉ sau 10 năm sử dụng

Vào năm 1941, trước những lo ngại về sự tin cậy của các căn cứ hải ngoại, Quân đoàn Không lực Lục quân Mỹ đã yêu cầu phát triển một máy bay ném bom chiến lược có khả năng bay xuyên lục địa. Vào tháng 11/1941, hãng sản xuất máy bay Consolidated Vultee (sau này đổi tên thành Convair) đã giành được hợp đồng phát triển mẫu thiết kế Model 36, vượt qua đối thủ Boeing với mẫu Model 385. B-36 có sải cánh rộng 70m, được trang bị 6 động cơ piston tỏa tròn Pratt & Whitney R-4360 "XWasp" 28 xylanh, cùng với 4 khoang chứa bom lớn.

Không phải B-52, đây mới là ‘pháo đài bay’ ném bom hạt nhân ‘khủng’ bậc nhất lịch sử không quân: Có thể bay liên tục 16.000km, tải trọng cất cánh tối đa gần 40 tấn - ảnh 4

B-36 trở thành vũ khí sở hữu khả năng tấn công hạt nhân và răn đe chiến lược. Ảnh: Warhistory

Ngoài ra, B-36 còn được trang bị 4 động cơ turbine phản lực luồng J47 của General Electric, đặt gần mép cánh. Thiết kế này giúp máy bay duy trì vận tốc hành trình ở mức 370km/h và khi cần, các động cơ J47 có thể giúp nó đạt tốc độ tối đa lên đến 700km/h.

Trong suốt quá trình sản xuất, tổng cộng 380 chiếc B-36 đã được chế tạo, chiếc cuối cùng rời dây chuyền lắp ráp vào tháng 8/1954, một năm sau khi B-52 được đưa vào hoạt động.

Không phải B-52, đây mới là ‘pháo đài bay’ ném bom hạt nhân ‘khủng’ bậc nhất lịch sử không quân: Có thể bay liên tục 16.000km, tải trọng cất cánh tối đa gần 40 tấn - ảnh 5

B-36 được trang bị 4 động cơ turbine phản lực luồng J47 của General Electric, đặt gần mép cánh. Ảnh: Nuke

Oanh tạc cơ B-36 không hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ ném bom thông thường. Kích thước lớn và tốc độ chậm của nó khiến máy bay dễ bị tiêm kích đánh chặn của Liên Xô, chẳng hạn như MiG-15, bắn hạ. Do đó, Mỹ đã quyết định loại biên dòng B-36 vào năm 1959, chỉ 10 năm sau khi nó chính thức được đưa vào sử dụng. Một số chiếc đã được cải tiến để phục vụ việc phóng và thu hồi các máy bay trinh sát đặc biệt RF-84F/K, trong khi vài chiếc còn lại được sử dụng như máy bay trinh sát.

Hiện nay, chỉ còn lại 4 chiếc B-36 được bảo tồn, nằm ở các bảo tàng như Castle Air ở Atwater, California và Bảo tàng Hàng không vũ trụ và Chỉ huy Chiến lược ở Ashland, Nebraska. Chiếc B-36 cuối cùng hiện đang nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Hàng không vũ trụ Pima, gần căn cứ không quân Davis-Monthan ở Tucson, Arizona.

Không phải B-52, đây mới là ‘pháo đài bay’ ném bom hạt nhân ‘khủng’ bậc nhất lịch sử không quân: Có thể bay liên tục 16.000km, tải trọng cất cánh tối đa gần 40 tấn - ảnh 6

Một chiếc Douglas B-18 Bolo, một chiếc Boeing B-17 Flying Fortress, một chiếc Boeing B-29 Superfortress và chiếc B-36 Peacemaker nổi bật trong bức ảnh nhóm với sải cánh dài 70m. Ảnh: Warhistory

Convair cũng từng phát triển một phiên bản dân sự của B-36, gọi là Convair Model 37, được Pan American Airways đặt mua 15 chiếc. Tuy nhiên, do chi phí nhiên liệu cao và mức tiêu thụ dầu lớn, dự án này bị hủy bỏ vào năm 1949 vì không khả thi về mặt kinh tế.

>> Loại máy bay được ví như 'siêu pháo đài' bất khả xâm phạm: Tốc độ trung bình 1.000km/h, tầm bay tới 12.000km, ra đời gần 70 năm vẫn được Mỹ sử dụng

Huy động 530 binh sĩ, 6 trực thăng và hàng loạt máy bay không người lái kích nổ 20 tấn thuốc TNT, khai thông dòng chảy của một con sông

Máy bay vũ trụ với động cơ tên lửa đạt tốc độ hơn 1.100km/h, mục tiêu trở thành phương tiện đầu tiên bay ở độ cao trên 100km hai lần trong ngày

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/tin-tuc/khong-phai-b52-day-moi-la-phao-dai-bay-nem-bom-hat-nhan-khung-bac-nhat-lich-su-khong-quan-co-the-bay-lien-tuc-16000km-tai-trong-cat-canh-toi-da-gan-40-tan-126218.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Không phải B-52, đây mới là ‘pháo đài bay’ ném bom hạt nhân ‘khủng’ bậc nhất lịch sử không quân: Có thể bay liên tục 16.000km, tải trọng cất cánh tối đa gần 40 tấn
POWERED BY ONECMS & INTECH