Kit test COVID-19 không rõ nguồn gốc "tấn công" thị trường "chợ đen"

04-03-2022 18:20|Kim Long

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng dược phẩm, vật tư y tế của người dân tăng cao, đặc biệt là mặt hàng kit test nhanh COVID-19.

Lợi dụng nhu cầu sử dụng kit test nhanh COVID-19 của người dân ngày càng tăng cao, nhiều đối tượng vẫn cố tình kinh doanh, vận chuyển nhập lậu các loại kit test nhanh COVID-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ nhằm thu lợi bất chính.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các ca F0 tăng nhanh trong thời gian qua, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng dược phẩm, vật tư y tế của người dân tăng cao, đặc biệt là mặt hàng kit test nhanh COVID-19.

Bất chấp sự kiểm tra, kiểm soát gắt gao của lực lượng chức năng nhiều đối tượng vẫn cố tình kinh doanh, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng… để thu lời bất chính.

Theo thông tin từ Cục QLTT Quảng Ninh, ngày 03/03, Đội Quản lý thị trường số 2 – Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông số 3 – Công an tỉnh Quảng Ninh kiểm tra xe ô tô 7 chỗ ngồi biển hiệu 88A-400.08 trên quốc lộ 18A (thuộc địa phận xã Quảng Thành, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) do ông Phùng Gia Long, địa chỉ: xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc điều khiển. Qua kiểm tra phát hiện trên xe có 1.500 bộ kit test nhanh COVID-19 xuất xứ Trung Quốc có dấu hiệu nhập lậu.

Qua làm việc với cơ quan chức năng ông Phùng Gia Long khai nhận, toàn bộ số kit test nhanh COVID-19 trên đã đặt mua trên mạng xã hội facebook của một người không rõ tên, tuổi, địa chỉ, tại thành phố Móng Cái, không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp, lô hàng có tổng trị giá khoảng 94.000.000 đồng, đối tượng mua về để bán kiếm lời, trên đường về thì bị lượng chức năng kiểm tra phát hiện.

Đội Quản lý thị trường số 2 – Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã tạm giữ toàn bộ số kit test nhanh COVID-19 trên để xử lý theo quy định của pháp luật.

Cũng trong ngày 3/3, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội, đã phát hiện, xử lý 03 vụ vi phạm liên quan đến mặt hàng 'thuốc điều trị Covid-19' không rõ nguồn gốc và kit test nhập lậu. Tang vật thu giữ là 2.400 hộp thuốc Liên Hoa Thanh Ôn cùng 1.000 kit test đang trên đường vận chuyển đi tiêu thụ.

Dự báo trong thời gian đến tình hình buôn bán, vận chuyển hàng hoá nhập lậu sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ quan chức năng, nhất là lực lượng quản lý thị trường ở các địa phương giáp biên.

Tính đến ngày 23/2/2022, Bộ Y tế đã cấp phép 169 trang thiết bị y tế, sinh phẩm chẩn đoán in vitro xét nghiệm SARS-CoV-2, có 14 sản phẩm sản xuất trong nước và 155 sản phẩm nhập khẩu (gồm 56 sản phẩm xét nghiệm vật liệu di truyền, 83 sản phẩm xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2 và 30 sản phẩm xét nghiệm kháng thể kháng SARS-CoV-2).

Các trang thiết bị y tế, sinh phẩm chẩn đoán in vitro xét nghiệm SARS-CoV-2 là các trang thiết bị y tế loại C, D nên khi lưu hành trên thị trường phải được cấp số lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu theo quy định; các cơ sở kinh doanh loại sản phẩm này phải công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị tế loại C, D theo quy định của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.

Việc mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc sử dụng sai thời điểm, sai quy trình lấy mẫu sẽ khiến việc test nhanh COVID-19 tại nhà đem lại kết quả không chính xác. Do vậy việc quản lý mặt hàng này trở nên vô cùng quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng phức tạp hiện nay.

Các bị cáo trong vụ mua kit test Việt Á ở bệnh viện Thủ Đức đều được giảm án

Cựu giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức tiếp tục hầu tòa

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/kit-test-covid-19-khong-ro-nguon-goc-tan-cong-thi-truong-cho-den-132293.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Kit test COVID-19 không rõ nguồn gốc "tấn công" thị trường "chợ đen"
    POWERED BY ONECMS & INTECH