Vĩ mô

Lộ diện 20 tỉnh thành mà siêu dự án đường sắt cao tốc 70 tỷ USD đi qua, có tỉnh được bố trí 2 nhà ga

Phúc Lam 01/10/2024 - 20:02

Đây là một dự án hứa hẹn mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam.

Đường sắt cao tốc Bắc Nam là dự án quan trọng, có vai trò bước ngoặt đối với hệ thống giao thông của Việt Nam. Dự án này có độ dài 1.541km, quy mô đường đôi, khổ 1.435mm.

Cả tuyến có 23 ga khách với cự ly trung bình 67km và 5 ga hàng với các đầu mối hàng hóa. Điểm khởi đầu của toàn tuyến là ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM).

Đường sắt tốc độ cao đầu tiên của Việt Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố, bao gồm: Hà Nội, Nam Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP. HCM.

Mỗi địa phương sẽ được bố trí 1 ga. Tuy nhiên, các địa phương Hà Tĩnh, Bình Định, Bình Thuận sẽ được sắp xếp 2 ga để đảm bảo tàu chạy với vận tốc khai thác tối đa 320km/h, chiếm 70-80% chiều dài giữa 2 ga dừng (cự ly tăng tốc khoảng 7,2km; cự ly giảm tốc khoảng 9,5km).

Ngoài ra, trên tuyến sẽ bố trí 5 depot phục vụ khu tập kết, sửa chữa, bảo dưỡng tàu khách, đặt tại Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa và TPHCM; 4 depot đặt tại Hà Tĩnh, Quảng Nam, Khánh Hòa và Đồng Nai nhằm mục đích sửa chữa, bảo dưỡng tàu hàng.

Lộ diện 20 tỉnh thành mà siêu dự án đường sắt cao tốc 70 tỷ USD đi qua, có tỉnh được bố trí 2 nhà ga
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đưa ra đề xuất tập trung nguồn lực để khởi công dự án thành phần Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang. Độ dài tổng cộng khoảng 642km và chính thực khởi công vào cuối năm 2027. Tiếp theo, đoạn Vinh - Nha Trang, dài khoảng hơn 899km sẽ được khởi công trước năm 2030, với mục tiêu hoàn thành toàn tuyến vào năm 2035.

Dự án này không chỉ mang lại sự đổi mới cho hệ thống giao thông Việt Nam mà còn tạo ra hàng nghìn việc làm, giúp cải thiện cuộc sống người dân, phát triển kinh tế đất nước.

Trong giai đoạn xây dựng, dự án này dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 263.700-332.300 người. Trong đó, sẽ cần khoảng 111.280-160.020 người trong giai đoạn 2025-2030; khoảng 152.420-186.280 người giai đoạn 2030-2040. Hầu hết nguồn nhân lực đều có tay nghề cao.

Sau khi hoàn thành, sẽ cần khoảng gần 13.880 lao động trong giai đoạn khai thác vận hành, trong đó, lao động trực tiếp cần 11.050 người và kỹ sư đại học cần khoảng 2.349 người.

Ngoài ra, mạng lưới đường sắt cao tốc Bắc Nam là trở thành động lực thúc đẩy sự giao lưu, kết nối vùng miền. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển, mà còn tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tăng cường trao đổi, hợp tác, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

>>Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Nghiên cứu kéo dài kết nối tuyến đường sắt tốc độ cao từ Móng Cái đến Cà Mau

Báo cáo cơ sở lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h đường sắt tốc độ cao

Cần bao nhiêu nhân lực và chi phí đào tạo để thực hiện siêu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 70 tỷ USD?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lo-dien-20-tinh-thanh-ma-sieu-du-an-duong-sat-cao-toc-70-ty-usd-di-qua-co-tinh-duoc-bo-tri-2-nha-ga-251186.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Lộ diện 20 tỉnh thành mà siêu dự án đường sắt cao tốc 70 tỷ USD đi qua, có tỉnh được bố trí 2 nhà ga
    POWERED BY ONECMS & INTECH