Lộ diện 50 công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới năm 2024, top 1 đến từ châu Á
Trong số 50 công ty lợi nhuận cao nhất thế giới năm 2024, có 14 công ty thuộc lĩnh vực tài chính, 12 công ty năng lượng và 8 công ty công nghệ.
Từ các công ty công nghệ lớn đến các "gã khổng lồ" năng lượng, một nhóm nhỏ doanh nghiệp khổng lồ tiếp tục thống trị bức tranh tài chính trong năm 2024, tạo ra lợi nhuận thậm chí vượt xa GDP của nhiều quốc gia.
Biểu đồ dưới đây minh họa 50 công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới năm 2024 dựa trên dữ liệu từ Fortune. Xếp hạng chỉ bao gồm các công ty niêm yết và công ty chưa niêm yết có báo cáo số tài chính.
Các số liệu đại diện cho lợi nhuận sau thuế, các khoản bất thường và quyền lợi dành cho cổ đông không kiểm soát trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 31/3/2024 hoặc trước đó.
Cụ thể, Saudi Aramco là công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới trong năm 2024 với 120,7 tỷ USD. Công ty dầu khí quốc gia của Ả Rập Xê-út cũng là công ty lớn thứ sáu thế giới về vốn hóa thị trường và là công ty không thuộc Mỹ có giá trị cao nhất, tính đến tháng 1 năm 2025.
Với trữ lượng dầu đã được chứng minh lớn nhất thế giới, chi phí sản xuất một thùng dầu của Saudi Aramco là 3 USD/thùng, chỉ bằng một phần nhỏ so với các nhà sản xuất dầu phương Tây. Điều này giúp Saudi Aramco tạo ra nhiều lợi nhuận hơn bất kỳ công ty nào khác trên thế giới.
Đứng thứ hai là Apple với lợi nhuận 97 tỷ USD, chủ yếu được thúc đẩy bởi iPhone và mảng dịch vụ.
Công ty đầu tư Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett đứng thứ ba với lợi nhuận 96,2 tỷ USD. Tháng 8/2024, Berkshire Hathaway gia nhập câu lạc bộ doanh nghiệp có vốn hóa từ 1 nghìn tỷ USD trở lên, cùng với các công ty công nghệ lớn như Apple, Microsoft và Nvidia.
Trong số 50 công ty lợi nhuận cao nhất thế giới năm 2024, có 14 công ty thuộc lĩnh vực tài chính, 12 công ty năng lượng và 8 công ty công nghệ.
Tham khảo Visual Capitalist
Công ty nông nghiệp chi 51 tỷ đồng thưởng Tết cho nhân viên, tháp tiền mặt xếp cao quá đầu người
Công ty bán khống từng đánh sập hãng xe điện hàng đầu nước Mỹ tuyên bố giải thể