Ngay năm nay, đô thị đặc biệt của Việt Nam sẽ triển khai xây dựng thêm 3 'siêu cầu' bắc qua sông Hồng
Ủy ban Nhân dân TP hiện đang xem xét trình Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội dự án xây dựng cầu Tứ Liên, Ngọc Hồi và Trần Hưng Đạo.
Sáng nay 11/2, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến thường kỳ tháng 2/2025 nhằm xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND TP và theo chương trình công tác năm 2025 của UBND TP.
Theo đó, phiên họp này đã tiến hành xem xét, thông qua tờ trình của UBND TP trình UBND TP. Hà Nội về 3 dự án nhóm A gồm: Dự án Đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn 2 đầu cầu (từ nút giao đường Nghi Tàm đến nút giao đường Trường Sa; Dự án Đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu; Dự án Đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo.
> > Đề xuất gần 22.000 tỷ nâng cấp tuyến quốc lộ kết nối hai địa phương giàu bậc nhất Việt Nam
![Ngay năm nay, đô thị đặc biệt của Việt Nam sẽ triển khai xây dựng thêm 3 'siêu cầu' bắc qua sông Hồng- Ảnh 1. Ngay năm nay, đô thị đặc biệt của Việt Nam sẽ triển khai xây dựng thêm 3 'siêu cầu' bắc qua sông Hồng- Ảnh 1.](https://nqs.1cdn.vn/2025/02/11/cdn1z.reatimes.vn-652356615132086272-2025-2-11-_ha-noi-sap-co-3-cay-cau-bac-qua-song-hong-1739265598486465350542.jpg)
Ngoài ra, tập thể UBND TP cũng xem xét thông qua Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn TP. Hà Nội.
Đồng thời, tập thể UBND TP cũng xem xét thông qua Quyết định ban hành bộ định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước lĩnh vực Công thương TP. Hà Nội; xem xét thông qua Chương trình Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP. Hà Nội năm 2025; Xem xét và thông qua Quyết định ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn TP. Hà Nội.
Theo Nghị quyết số 1210/2016, đô thị đặc biệt được xác định có vị trí, chức năng và vai trò quan trọng, bao gồm Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ. Ngoài ra, đô thị đặc biệt còn là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Theo quy định, một đô thị đặc biệt phải có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải đạt từ 3 triệu người trở lên. Hiện tại, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội có diện tích hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người, trong khi TP. HCM rộng 2.095km2 với dân số gần 10 triệu người.
![Ngay năm nay, đô thị đặc biệt của Việt Nam sẽ triển khai xây dựng thêm 3 'siêu cầu' bắc qua sông Hồng- Ảnh 2. Ngay năm nay, đô thị đặc biệt của Việt Nam sẽ triển khai xây dựng thêm 3 'siêu cầu' bắc qua sông Hồng- Ảnh 2.](https://nqs.1cdn.vn/2025/02/11/cdn1z.reatimes.vn-652356615132086272-2025-2-11-_ha-noi-sap-co-3-cay-cau-bac-qua-song-hong3-1739265682323825975666.jpg)
Theo chuyên gia, việc triển khai các cây cầu vượt sông Hồng nhằm mục đích phát triển đồng bộ 2 bên sông Hồng.
Việc xây dựng thêm những cây cầu không chỉ giúp giảm tải áp lực giao thông, giảm dân số trong nội đô mà còn góp phần sử dụng hiệu quả nguồn đất đai phong phú nhằm tái cơ cấu kinh tế, hình thành cũng như phát triển các khu dân cư mới.
![Ngay năm nay, đô thị đặc biệt của Việt Nam sẽ triển khai xây dựng thêm 3 'siêu cầu' bắc qua sông Hồng- Ảnh 3. Ngay năm nay, đô thị đặc biệt của Việt Nam sẽ triển khai xây dựng thêm 3 'siêu cầu' bắc qua sông Hồng- Ảnh 3.](https://nqs.1cdn.vn/2025/02/11/cdn1z.reatimes.vn-652356615132086272-2025-2-11-_ha-noi-sap-co-3-cay-cau-bac-qua-song-hong2-17392657043392043142238.jpg)
Không những mang đến lợi ích về kinh tế, những cây cầu còn mang đậm dấu ấn về văn hóa của Thủ đô ở từng giai đoạn nhất định.
Theo UBND TP. Hà Nội, cầu Tứ Liên sẽ được đầu tư xây dựng với số vốn trên 19.000 tỷ đồng, dự kiến sẽ khởi công vào cuối tháng 5/2025.
Cầu Tứ Liên là một trong số 9 cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ được xây dựng theo quy hoạch và cấp bách hình thành nhằm giảm ùn tắc giao thông, thúc đẩy kinh tế - xã hội 2 bên bờ của sông Hồng và TP. Hà Nội.
Trong khi đó, cầu Ngọc Hồi có điểm đầu tại huyện Thanh Trì, Hà Nội (Km0+00), kết nối với điểm cuối của dự án đường vành đai 3,5 đoạn từ Phúc La-Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, cách cao tốc khoảng 360m về phía đê Hữu Hồng.
Cầu có chiều dài khoảng 7,5km với tổng mức đầu tư khoảng 11.770 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách TP. Hà Nội và Trung ương.
Cầu Trần Hưng Đạo có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 16.000 tỷ đồng với chiều dài 5,6km. Cầu dự kiến sẽ khởi công trong tháng 5/2025, kết nối quận Hoàn Kiếm với quận Hai Bà Trưng với quận Long Biên.