Thế giới

Phát hiện ‘kho báu’ trữ lượng 5 triệu tấn ở nơi nghèo nhất, láng giềng Việt Nam như ‘hổ mọc thêm cánh’ trong hàng loạt lĩnh vực nòng cốt

Diệp Thảo 18/09/2024 16:36

Hơn 4,96 triệu tấn đất hiếm đã được tìm thấy tại châu tự trị Lương Sơn Di, một trong những khu vực nghèo nhất ở Trung Quốc.

Trung Quốc dự kiến sẽ có thêm khoảng 5 triệu tấn trữ lượng nguyên tố đất hiếm trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng, đặc biệt là với Mỹ, sau khi phát hiện một mỏ đất hiếm mới ở tỉnh Tứ Xuyên, phía Tây Nam đất nước.

Các chuyên gia đã phát biểu tại một hội nghị chuyên đề do Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc (CREG) tổ chức vào tuần trước rằng 4,96 triệu tấn đất hiếm đã được tìm thấy tại châu tự trị Lương Sơn Di, một trong những khu vực nghèo nhất nước. Được biết, đất hiếm đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghệ, từ xe điện đến turbine gió, robot và vũ khí quân sự.

Theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, Trung Quốc là quốc gia sản xuất các nguyên tố đất hiếm hàng đầu thế giới, bao gồm 17 loại oxit kim loại, với trữ lượng 44 triệu tấn.

Phát hiện ‘kho báu’ trữ lượng 5 triệu tấn ở nơi nghèo nhất, láng giềng Việt Nam như ‘hổ mọc thêm cánh’ trong hàng loạt lĩnh vực nòng cốt - ảnh 1
Ảnh minh họa

“Trước tình hình cạnh tranh quốc tế mới, tập đoàn sẽ luôn quan tâm đến lợi ích lớn hơn của quốc gia, đưa ra những đóng góp mới và đáng kể cho việc bảo vệ an ninh tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc”, CREG cho biết trong một tuyên bố.

Sự thống trị về đất hiếm của Trung Quốc ngày càng làm dấy lên lo ngại về địa chính trị trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã hạn chế nguồn cung và xuất khẩu các nguyên tố đất hiếm, vốn được Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc xác định là nguồn tài nguyên khoáng sản chiến lược “có liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia” vào đầu năm nay.

Pan Helin, một nhà kinh tế học và cố vấn của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, cho hay việc phát hiện mỏ đất hiếm ở Tứ Xuyên sẽ củng cố lợi thế tài nguyên của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm toàn cầu.

“Trong khi việc củng cố lợi thế tài nguyên là quan trọng, ngành công nghiệp đất hiếm của Trung Quốc cũng phải mở rộng sang các lĩnh vực hạ nguồn, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và tăng cường lợi thế công nghệ của các doanh nghiệp”, Pan cho biết.

Theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, Trung Quốc chiếm từ 80 đến 90% sản lượng đất hiếm toàn cầu vào đầu những năm 2010. Tuy nhiên, sự thống trị đó đã giảm xuống còn khoảng 70% vào năm 2023, trong bối cảnh nguồn cung đất hiếm trên toàn cầu tăng lên.

Theo SCMP

>> Phát hiện ‘kho báu’ khủng dưới lòng đất có trữ lượng lên tới 5 triệu m3, đội thăm dò lập tức vào cuộc

Siêu cường châu Á tạo đột phá lớn, mỗi năm biến 20.000 tấn rác thải nhựa thành ‘kho báu vàng đen’

Huy động công nghệ cao, phát hiện mỏ ‘kho báu’ trữ lượng 100 triệu tấn ở gần Việt Nam, làm nóng cuộc đua năng lượng khu vực

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/phat-hien-kho-bau-tru-luong-5-trieu-tan-o-noi-ngheo-nhat-lang-gieng-viet-nam-nhu-ho-moc-them-canh-trong-hang-loat-linh-vuc-nong-cot-126994.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Phát hiện ‘kho báu’ trữ lượng 5 triệu tấn ở nơi nghèo nhất, láng giềng Việt Nam như ‘hổ mọc thêm cánh’ trong hàng loạt lĩnh vực nòng cốt
POWERED BY ONECMS & INTECH