Tăng 1.200% để rồi giảm 40% chỉ trong vài tháng, một cổ phiếu khiến TTCK lớn nhất Đông Nam Á rung chuyển
Những biện pháp quản lý thị trường chứng khoán mạnh tay làm ảnh hưởng từ những biến động trong giá cổ phiếu của những công ty lớn tại Indonesia càng thêm trầm trọng
Biểu đồ giá cổ phiếu của PT Barito Renewables Energy, công ty năng lượng địa nhiệt lớn nhất Indonesia theo vốn hóa thị trường, đã tăng 1.200% xen kẽ với hai lần sụt giảm hơn 40% trong vòng chưa đầy 9 tháng qua.
Thị trường chứng khoán Indonesia bị ảnh hưởng bởi biến động mạnh từ cổ phiếu PT Barito |
Đây là mức biến động lớn nhất trong số các công ty có giá trị từ 50 tỷ USD trở lên trên toàn thế giới, khiến các nhà phân tích bối rối và đặt ra câu hỏi cho các cơ quan quản lý thị trường Indonesia.
Cổ phiếu Barito biến động mạnh tạo ra “cơn địa chấn” trên thị trường chứng khoán. Động thái này vừa thúc đẩy hoạt động giao dịch sôi nổi giữa các nhà đầu tư bán lẻ, nhưng cũng cảnh báo các nhà quản lý tiền tệ quốc tế về tình trạng thiếu minh bạch đôi khi xảy ra ở thị trường chứng khoán trị giá 735 tỷ USD của Indonesia.
Đại diện của Barito dường như không thể cung cấp lý do xác đáng cho những sự lên xuống đột ngột trong giá cổ phiếu của công ty, trong khi chính quyền Indonesia vẫn chưa tiết lộ thông tin chi tiết đằng sau lệnh hạn chế giao dịch được áp dụng vào cuối tháng 5 - sự vụ được các chuyên gia cho rằng có tác động lớn đến tính biến động trong thị trường chứng khoán.
Lệnh hạn chế giao dịch gây tranh cãi
Tháng 6/2023, Sàn Giao dịch Chứng khoán Indonesia đã đưa ra một "danh sách theo dõi" gồm các công ty bất ổn và gặp khó khăn. Những công ty này có doanh thu không tăng trưởng, thanh khoản mỏng và giao dịch dưới 51 rupiah trong 3 tháng. Đây là biện pháp mạnh mẽ của các nhà quản lý nhằm khôi phục uy tín cho thị trường chứng khoán lớn nhất Đông Nam Á, vốn đã bị ảnh hưởng bởi sự biến động cao và tính thanh khoản sụt giảm.
Sàn giao dịch chứng khoán Indonesia |
Vào tháng 3, sàn giao dịch đã tăng cường áp lực bằng cách thực hiện đấu giá toàn bộ đối với tất cả các công ty nằm trong “danh sách đen”. Cơ chế đấu giá này khớp lệnh mua và bán, thường được các sàn giao dịch lớn trên thế giới sử dụng khi bắt đầu và kết thúc phiên giao dịch. Tuy nhiên, thay vì chuyển sang giao dịch liên tục, phiên đấu giá sẽ được thực hiện bốn hoặc năm lần mỗi ngày.
Ban đầu, các hạn chế này không được đón nhận nhiệt tình. Tình hình thay đổi khi Sàn Giao dịch Chứng khoán Indonesia đưa Barito Renewables vào danh sách theo dõi cuối tháng 5 mà không đưa ra lý do cụ thể, chỉ trích dẫn "sự gia tăng đáng kể" trong giá cổ phiếu.
Trong hai tuần tiếp theo, cổ phiếu của Barito đã giảm gần một nửa, khiến khoảng 700 nghìn tỷ rupiah (58 tỷ đô la Singapore) bốc hơi và kéo Chỉ số Chứng khoán Tổng hợp Jakarta giảm gần 5%. Những biến động này đã thúc đẩy FTSE Russell trì hoãn việc đưa Barito này vào nhóm các chỉ số vốn hóa lớn, làm mất đi cơ hội thu hút dòng vốn hàng tỷ USD của gã khổng lồ ngành năng lượng của Indonesia.
Việc đưa các công ty vào "danh sách theo dõi" đã làm dấy lên làn sóng phản đối đầy phẫn nộ trong cộng đồng giao dịch địa phương. Họ cho rằng biện pháp này gây tổn hại đến sự ổn định của thị trường và làm giảm đáng kể lợi nhuận chính đáng.
Để bày tỏ sự phản đối (và thách thức), đại diện các nhà giao dịch thậm chí đã gửi hàng chục bó hoa tang lễ đến văn phòng sàn giao dịch Indonesia, kêu gọi hủy bỏ cơ chế đấu giá các công ty trong danh sách hạn chế. Bên cạnh đó, một bản kiến nghị trên Change.org với 16.000 chữ ký cũng yêu cầu hủy bỏ biện pháp này.
Giữa tâm bão dư luận, sàn giao dịch Indonesia bảo vệ quyết định của mình, khẳng định rằng các lệnh hạn chế đã giúp tăng giá khám phá cho một số cổ phiếu nhỏ lẻ và cải thiện tính thanh khoản. Giám sát viên thị trường vốn của Cơ quan Dịch vụ Tài chính, ông Inarno Djajadi, cho biết cơ quan này đang đánh giá các chính sách của mình dựa trên các quy tắc tương tự ở các quốc gia khác.
Người giáu nhất Indonesia - tỷ phú Prajogo Pangestu, thành công vang đội khi đặt cược vào năng lượng địa nhiệt điện |
Trở lại với Barito, chủ sở hữu của Barito là tỷ phú Prajogo Pangestu đã nỗ lực chống đỡ bằng cách mua thêm khoảng 48 triệu cổ phiếu, đẩy tăng trở lại 1342% kể từ khi IPO. Thư ký công ty Merly cho biết trong một tuyên bố rằng việc tăng cổ phần của ông Prajogo phản ánh sự tự tin của ông vào triển vọng của công ty.
Đến cuối tháng 6, sau nhiều phản đối dữ dội, cơ quan quản lý cuối cùng đã xóa Barito Renewables khỏi danh sách theo dõi mà không đưa ra lời giải thích thêm. Giám đốc sàn giao dịch Jeffrey Hendrik cho biết việc xóa một số cổ phiếu là nhờ chỉ số thanh khoản được cải thiện.
Barito Renewables chỉ có một công ty được xếp hạng phân tích và được PT Barito Pacific sở hữu phần lớn, cũng do tỷ phú Prajogo nắm giữ. Công ty này đang giao dịch ở mức 637 lần thu nhập dự kiến 12 tháng, cao hơn ba lần so với đối thủ Adani Green Energy.
Những lo ngại về việc đưa vào danh sách theo dõi có thể tạo ra phản ứng gay gắt từ phía các nhà giao dịch. Bốn công ty thuộc MNC Group, bao gồm PT MNC Asia Holding, đã được đưa vào danh sách này vào cuối tháng 5. Cổ phiếu của tập đoàn này đã giảm 60% trong hai tuần sau khi được đưa vào danh sách. Cổ phiếu của công ty quản lý nhà hàng PT Sari Kreasi Boga cũng giảm gần 70% trong vòng ba tuần sau khi được đưa vào danh sách trong cùng một tháng.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng sự bất ổn này sẽ đẩy nhanh quá trình di dời sang vốn nước ngoài. Tồi tệ hơn là những lo ngại vĩ mô về chính sách tài khóa không chắc chắn và đồng rupiah yếu đã khiến Morgan Stanley và HSBC Holdings hạ cấp cổ phiếu của Indonesia vào tháng 6 năm nay.
Ông Mohit Mirpuri, nhà quản lý quỹ tại SGMC Capital có trụ sở tại Singapore, nhận định rằng các hạn chế giao dịch "dù nhằm bảo vệ nhà đầu tư nhưng lại làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư nói chung." Trong tương lai gần, tình hình này có thể sẽ ngăn cản các nhà đầu tư ngại rủi ro, đặc biệt nếu được coi là dấu hiệu của sự bất ổn chung của thị trường hoặc các thách thức về quy định.
Theo Straits Time
>> Tăng 1.200%, cổ phiếu đắt đỏ nhất trên thị trường chứng khoán châu Á lộ diện
Xảy ra hiện tượng chưa từng có, thị trường chứng khoán Mỹ có thể sắp ‘rạn nứt’?
Không phải Nhật Bản, đây là thị trường chứng khoán hoạt động tốt nhất châu Á năm 2024