Điểm đến

'Thâm cung bí sử' xoay quanh căn hầm bí mật đắt giá nhất Sài Gòn xưa, chịu được trọng pháo và bom đến 500kg

Linh Chi 06/03/2024 00:02

Nằm trong tòa nhà hơn trăm tuổi ở Sài Gòn, căn hầm khiến nhiều người tò mò bởi những câu chuyện huyền bí bên lề.

Dinh Gia Long (quận 1, TP. HCM) là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng lưu giữ một phần lịch sử Sài Gòn - TP. HCM. Tòa nhà rộng khoảng 2ha, do kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux thiết kế, xây dựng trong vòng 5 năm, từ năm 1885 đến năm 1890.

Tòa nhà từng được sử dụng làm Bảo tàng Thương Mại rồi thành dinh thự cho Thống đốc Nam Kỳ Hoefel. Dinh tọa lạc trên đường Gouverneur, sau đổi tên thành La Grandière. Đến tháng 4/1950, tiếp tục đổi tên thành đường Gia Long nên người Sài Gòn xưa quen gọi là Dinh Gia Long. Sau năm 1975, Dinh Gia Long trở thành Bảo tàng TP. HCM.

Empty
Khung cảnh phía trước Bảo tàng TP. HCM, nơi từng là Dinh Gia Long khi xưa

Ngoài ý nghĩa là "chứng nhân lịch sử" của Sài Gòn - TP. HCM, Dinh Gia Long còn là công trình kiến trúc với những câu chuyện huyền bí, li kỳ xoay quanh căn hầm bí mật đắt giá nhất Sài Gòn xưa.

Theo báo VnExpress ghi lại, tháng 2/1962, Dinh Độc Lập bị dội bom hư hại nặng nề nên Ngô Đình Diệm và vợ chồng Ngô Đình Nhu dọn sang Dinh Gia Long ở tạm. Để đảm bảo an toàn, gia đình họ Ngô đã cho xây dựng căn hầm bí ẩn trong Dinh Gia Long.

Người được gia đình họ Ngô tin tưởng giao nhiệm vụ thiết kế căn hầm là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Sau đó, ông sang Mỹ nên công trình được giao lại cho kỹ sư Phan Đình Tăng. Căn hầm được khởi công từ tháng 5/1962 và hoàn thành vào tháng 10/1963, tổng chi phí lên đến 12,5 triệu đồng - số tiền lớn thời bấy giờ.

Empty
Empty
Căn hầm bí mật bên trong Dinh Gia Long, nơi cựu Tổng thống chế độ Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm từng cư trú

Căn hầm được xây dựng ở khu hậu dinh, chỗ vườn hoa, nằm dọc đường Lê Thánh Tôn hiện nay. Hầm được đào sâu 4m, đúc bằng xi măng cốt thép (170 kg sắt/m3 bêtông), tường dày 1m. Với độ kiên cố, hầm có thể chịu được các loại trọng pháo và bom lên đến 500kg.

Empty

Hai đầu tòa nhà chính là hai cầu thang dẫn xuống hầm. Hầm có 6 cửa ra vào, tất cả đều được làm bằng sắt đúc nguyên khối. Cửa hầm được khóa bằng hệ thống bánh lái lớn, phía trong có chốt sắt lớn.

Với diện tích mặt bằng khoảng 1.400m2, căn hầm được chia thành 6 phòng thông nhau. Nền được lát gạch hoa văn hoặc xi măng. Hầm cũng có cầu thang thông lên phòng làm việc của Ngô Đình Diệm. Bất cứ lúc nào có biến động, ông Diệm đều có thể chạy đến cầu thang để xuống hầm.

Bên trong hầm đầy đủ hệ thống thông tin liên lạc kết nối bên ngoài. Thậm chí còn có thông tin về việc lắp đặt hệ thống điều hòa cho căn hầm nhưng chưa kịp thực hiện đã xảy ra cuộc đảo chính năm 1963.

Empty
Empty

Kể từ sau cuộc đảo chính, có nhiều huyền thoại, câu chuyện về căn hầm bí mật, đắt giá nhất Sài Gòn xưa. Có người kể rằng căn hầm thông ra tới bờ sông Thủ Thiêm, lại có thông tin cơ sở bí mật này thông với Chợ Lớn. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại những thông tin đó đều chưa có cơ sở xác thực.

Hiện nay, Dinh Gia Long (Bảo tàng TP. HCM) vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và trở thành điểm du lịch nổi tiếng của TP. HCM. Căn hầm cũng mở cửa cho du khách tham quan, tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc. Đặc biệt, Bảo tàng này còn trưng bày bản thiết kế căn hầm.

*Ảnh: VnExpress, Công an nhân dân

>> Bên trong dinh thự đế vương một thời: Sở hữu hệ thống đường hầm xuyên đồi dài 3km, bãi đáp trực thăng thông phòng ngủ

Đường hầm cao tốc trên cao lớn nhất thế giới dài gần 9.000m, nằm ở độ cao trung bình 3.200m cắt qua một ngọn núi

Một khách sạn lâu đời có đường hầm trú ẩn của Việt Nam được công nhận 'tốt nhất thế giới'

Khám phá căn 'hầm thời gian' đóng kín đợi mở cửa sau gần 6.100 năm, được thiết kế để hoạt động như một hầm mộ

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tham-cung-bi-su-xoay-quanh-can-ham-bi-mat-dat-gia-nhat-sai-gon-xua-chiu-duoc-trong-phao-va-bom-den-500kg-d117385.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
'Thâm cung bí sử' xoay quanh căn hầm bí mật đắt giá nhất Sài Gòn xưa, chịu được trọng pháo và bom đến 500kg
POWERED BY ONECMS & INTECH