Xe

Xe điện Trung Quốc đang khiến lục địa già chao đảo vì loạt ưu điểm tưởng chỉ có trong mơ

Khánh Vy 16/07/2025 11:00

Nhiều quốc gia châu Âu đã phải “giật mình” khi những cái tên như BYD, Xpeng, Geely, Chery… lần lượt thiết lập chỗ đứng vững chắc.

Theo dữ liệu từ CNBC, kể từ khi thương hiệu MG của SAIC ra mắt mẫu xe điện đầu tiên vào đầu năm 2020, các hãng Trung Quốc đã nhanh chóng chiếm khoảng 10% thị phần EV ở các thị trường như Na Uy. Đặc biệt, kể từ tháng 4/2025, BYD đã chính thức vượt qua Tesla về doanh số xe điện tại châu Âu.

Điểm nhấn lớn nhất của xe điện Trung Quốc là giá thành. Trong khi các hãng châu Âu và Mỹ vẫn loay hoay với chi phí sản xuất cao, nhiều mẫu xe đến từ Trung Quốc có giá bán rẻ hơn từ 20 – 30%, nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận. Chẳng hạn, SUV G6 của Xpeng được định giá thấp hơn Tesla Model Y tới 7.500 USD tại một số thị trường. Với mức giá từ 30.000 – 40.000 EUR, người tiêu dùng châu Âu đang có cơ hội sở hữu xe EV công nghệ cao với bảo hành dài hạn và lãi suất tài chính ưu đãi.

Xe điện Trung Quốc đang khiến lục địa già chao đảo vì loạt ưu điểm tưởng chỉ có trong mơ
Xe điện Trung Quốc dần lấn lướt các sản phẩm châu Âu. Ảnh minh họa

>> Honda 'nhá hàng' xe điện mới, dự kiến ra mắt vào tháng 9

Tuy nhiên, mức giá rẻ không đồng nghĩa với chất lượng thấp. Các hãng xe Trung Quốc đã có bước tiến dài về thiết kế, độ an toàn, tính năng thông minh và hiệu suất. Họ không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của châu Âu mà còn đang dần thay đổi tâm lý tiêu dùng – vốn từng dè dặt với sản phẩm “made in China”.

Thành công của Trung Quốc không đến từ may mắn. Đằng sau là cả một hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ khổng lồ, bao gồm chuỗi cung ứng pin lithium, vi mạch, phần mềm, công nghệ AI, tất cả đều được nội địa hóa và tích hợp chặt chẽ. Điều này giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất, cho phép các hãng tung ra sản phẩm với giá cạnh tranh mà vẫn có lãi.

Xe điện Trung Quốc đang khiến lục địa già chao đảo vì loạt ưu điểm tưởng chỉ có trong mơ
Người tiêu dùng bất ngờ khi bỏ ra số tiền ít hơn nhưng lại được sở hữu những chiếc xe chất lượng. Ảnh minh họa

>> Thị trường xe điện Việt Nam 'ông lớn' nào đang dẫn đầu cuộc đua: 10 xe bán ra có hơn 4 xe của VinFast, Honda và Yamaha rục rịch tung sản phẩm mới

Ngược lại, châu Âu đang gặp bất lợi với sự thiếu hụt nhà máy pin, quy trình phê duyệt rườm rà và sự phân mảnh trong chiến lược hỗ trợ xe điện. Chính những rào cản nội tại này đã khiến các hãng xe truyền thống như Renault, Volvo, Mercedes gặp khó trong việc bắt kịp tốc độ phát triển.

Đứng trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của xe điện Trung Quốc, Liên minh châu Âu đã bắt đầu áp thuế chống bán phá giá, với mức lên tới 35% nhằm bảo vệ ngành công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc này chỉ là giải pháp tạm thời. Cốt lõi vẫn nằm ở việc các hãng xe truyền thống phải tái cấu trúc, tăng cường nghiên cứu – phát triển và tìm kiếm cách giảm chi phí.

Trong khi đó, Trung Quốc không đứng yên. Các hãng đang mở rộng nhà máy tại châu Âu, xây dựng mạng lưới hậu mãi và dịch vụ khách hàng để tăng độ tin cậy. Họ cũng hợp tác với các tập đoàn bản địa như Volkswagen (Xpeng), Stellantis (Leapmotor), hoặc mở thương hiệu con như Zeekr, Lynk & Co (Geely) để thâm nhập sâu hơn vào thị trường khó tính này.

>> Hà Nội kêu gọi doanh nghiệp xe điện giảm giá bán, hỗ trợ người dân đổi xe

Cổ phiếu công ty bán xe điện Trung Quốc tăng trần 2 phiên ngay sau chỉ thị cấm xe xăng

Ông lớn xe điện Trung Quốc rót 100 triệu USD, quyết soán ngôi số 1 xe máy điện tại Việt Nam

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/xe-dien-trung-quoc-dang-khien-luc-dia-gia-chao-dao-vi-loat-uu-diem-tuong-chi-co-trong-mo-296535.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Xe điện Trung Quốc đang khiến lục địa già chao đảo vì loạt ưu điểm tưởng chỉ có trong mơ
    POWERED BY ONECMS & INTECH