2 loại rau phá hủy gan thận, gây ung thư, giảm tuổi thọ nhưng người Việt vẫn ăn thường xuyên
Nhiều người Việt không hề hay biết 2 loại rau này có chứa chất cực độc hủy hoại nội tạng, khiến tuổi thọ bị ảnh hưởng.
Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia (Việt Nam): Chất xơ trong rau xanh có tác dụng trong việc giảm độc tính của tác nhân gây ung thư bằng cách hòa loãng hay vô hiệu hóa tác nhân này, làm giảm thời gian chất bã di chuyển trong ruột, làm giảm độ acid của phân bã và thay đổi môi trường vi trùng trong ruột...
Rau xanh tốt như vậy nhưng sự thật là không phải loại rau nào cũng tốt cho cơ thể. Có 2 loại rau từ lâu đã được giới chuyên gia cảnh báo có thể gây ung thư rất cao, nhưng lại là loại mà nhiều gia đình Việt ăn thường xuyên.
Rau dưa muối chua
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong dưa muối vẫn còn cay nồng, vi sinh vật có trong nước dưa muối tác động làm hàm lượng nitrat cao bị chuyển hóa thành nitrite. Dưới tác động của môi trường dạ dày, khi nitrit đi vào dạ dày sẽ kết hợp các axit amin trong thực phẩm khác như thịt, cá, tôm để trở thành nitrosamine gây hại cho sức khỏe.
Chất nitrosamine có khả năng gây ung thư, thường gặp là ung thư dạ dày. Do đó nếu bạn thường xuyên ăn dưa muối sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh và có nguy cơ bị ung thư, đặc biệt đối với những người đang ốm hoặc bị các bệnh liên quan đến đường ruột, dạ dày.
Dưa muối chua từ lâu đã được Bộ Y tế xếp vào danh sách đen những thực phẩm gây ung thư dạ dày. Ăn thường xuyên sẽ khiến bạn bị rút ngắn tuổi thọ cực nhanh.
Chưa hết, theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế), dưa muối chua có hàm lượng muối cực cao. Ăn thường xuyên những thực phẩm nhiều muối như dưa chua, bạn có nguy cơ bị ung thư dạ dày gấp 2 lần so với người khác.
Quá trình muối dưa không đảm bảo vệ sinh cũng có thể góp phần tăng nguy cơ mắc ung thư. Do khi sử dụng dụng cụ không đảm bảo như vại sành, sứ làm từ nguồn đất nung có nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân thì nước dưa muối có thể bị nhiễm các chất này, khi ăn vào có thể gây độc.
Đặc biệt lưu ý, khi bạn muối bằng đồ nhựa, nhất là nhựa có nhiều màu sắc, dưa hay cà có chứa a-xít trong hộp nhựa sẽ không tốt cho sức khỏe vì tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Các độc tố có trong cà, dưa muối chưa bị khử hết kết hợp độc tố sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Rau xanh để qua đêm
Rau vừa là thực phẩm chống ngán, lại vừa cung cấp lượng lớn các vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia (Mỹ) từng công bố kết quả của một nghiên cứu, cho thấy rằng việc tích cực ăn rau xanh sẽ giúp cơ thể người tăng khả năng chống ung thư lên tới 20%. Tuy nhiên, rau xanh khi được tiêu thụ sai cách lại có thể trở thành "thủ phạm" gây bệnh cho cả gia đình.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), rau luộc không nên để dành lại qua đêm, nếu để qua đêm rau sẽ mất hết vitamin. Chỉ để rau trong vòng 4 giờ sau khi chế biến, nhất là vào mùa hè. Nếu còn thừa, bạn nên dứt khoát đổ bỏ nó đi.
Nhiều gia đình vì tiếc rẻ món rau xanh được chế biến, nấu nướng ngon miệng ăn không hết, liền đem cất tủ lạnh, để qua đêm và ăn vào hôm sau. Đây cũng là loại rau có nhiều độc tố gây hại gan thận, dùng thường xuyên kéo dài chắc chắn sẽ rút ngắn tuổi thọ của bạn và gia đình.
ThS.BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) khẳng định, các loại rau đã nấu chín cất trong tủ lạnh càng lâu thì càng nguy hiểm. Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tác hại của những món rau ăn thừa được bảo quản trong tủ lạnh qua đêm. Ngay cả khi không bị ôi thiu, vẫn có hương vị ngon miệng thì rau để qua đêm và dùng cho bữa sau đều có khả năng sản sinh chất gây ung thư.
"Các loại rau xanh thường có hàm lượng nitrat cao. Khi nấu chín, ăn còn thừa rồi đem cất vào tủ lạnh, nhất là để qua đêm sẽ biến thành nitrit. Đây là một chất gây ung thư cực độc", chuyên gia khẳng định.
Trong đó, rau bina (rau chân vịt) là loại rau nguy hiểm nhất. Rau bina có chứa lượng sắt cao, do đó, việc đun và hâm nóng rau bina có thể làm oxy hóa chất sắt có trong rau bina. Quá trình oxy hóa sắt tạo ra các gốc tự do nguy hiểm được biết là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh bao gồm vô sinh và ung thư.
Tờ Business Insider của Mỹ cũng báo cáo rằng nitrat trong rau bina có thể được chuyển đổi thành nitrosamine qua quá trình hâm nóng. Nitrosamine là chất gây ung thư nguy hiểm cho con người.
Một số lưu ý khi chế biến rau xanh để rau không bị mất vitamin và khoáng chất:
Không rửa rau củ quả sau khi thái
Nếu cắt rau xong mới rửa sẽ làm mất một lượng vitamin thường tồn tại ở dạng nước. Rau củ quả sau khi cắt, lại bị ngâm vào nước sẽ bị tổn thất 14-23% giá trị dinh dưỡng.
Đặc biệt nếu ngâm trong một đêm lượng vitamin C gần như bị thất thoát hoàn toàn. Hàm lượng các chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B hoặc khoáng chất, protein tan trong nước cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Thay vì nhặt rau, làm sạch vỏ... rồi thái nhỏ, sau đó đem đi rửa, giờ bạn chỉ cần thay đổi lại một chút trong thao tác các bước. Sau khi nhặt rau củ thì hãy rửa sạch luôn rồi mới đem thái cắt.
Nấu ngay sau khi sơ chế rau xong
Việc làm sạch rau củ quả, cắt thái xong xuôi... nhưng không tiến hành nấu ngay khiến món ăn bị thất thoát lượng lớn vitamin qua quá trình bốc hơi nước.
Do đó, chuyên gia khuyến cáo, nếu đã tiến hành rửa rau và thái rau xong xuôi thì cần tiến hành chế biến ngay. Càng để lâu, rau càng bị mất chất dinh dưỡng, cơ thể càng ít có cơ hội hấp thu.
Có thể thấy, rau xanh - thực phẩm vốn được coi là lành mạnh bậc nhất cũng có thể biến thành nguy cơ ung thư khi chúng ta tiêu thụ phản khoa học. Để rau xanh phát huy đúng tác dụng, các gia đình nên đảm bảo nguồn rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm.
Ngoài rau xanh, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng khuyến cáo thêm một số món có thể giảm nguy cơ ung thư bao gồm: Các loại thực phẩm giàu folate (cải bó xôi, đậu lăng, đậu thận, bông cải xanh, măng tây, dưa lưới, trứng, ngũ cốc...); Các món chứa nhiều canxi (đậu phụ, hạnh nhân, quả sung, bột yến mạch, cá mòi, cải xoăn, bông cải xanh, cam...).