Sức khoẻ

5 loại củ, quả làm đường huyết tăng vọt, thứ cuối cùng ai cũng bất ngờ

Nhật Linh 19/10/2023 06:02

Rau, củ rất tốt cho sức khoẻ nhưng một số loại có thể làm tăng lượng đường trong máu nếu ăn nhiều.

Đường huyết là một thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Thông thường, đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trong và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này tăng hay giảm xuống quá nhiều thì đây là một dấu hiệu không bình thường của cơ thể.

Dưới đây là những loại củ, quả có chỉ số đường huyết cao, nếu ăn nhiều sẽ dễ làm tăng lượng đường trong máu.

Khoai tây

Giống như các loại thực phẩm chứa carbohydrate khác, khoai tây có thể làm tăng lượng đường trong máu. Sau khi ăn, cơ thể sẽ phân hủy carbohydrate trong khoai tây thành đường đơn để di chuyển vào máu, làm đường huyết tăng cao.

khoai tây

Với người có sức khỏe bình thường, hormone insulin sẽ được tuyến tụy tiết ra và giải phóng vào máu, giúp vận chuyển đường từ máu vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Tuy nhiên, ở những người bị tiểu đường, quá trình này diễn ra không hiệu quả. Thay vì đường di chuyển ra khỏi máu và vào tế bào thì đường vẫn lưu thông trong máu, nồng độ đường trong máu cao trong một thời gian dài. Do đó, ăn nhiều các thực phẩm chứa carbohydrate được xem là bất lợi đối với người mắc bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu được thực hiện trên 70.773 người cho thấy, người có chế độ ăn 3 khẩu phần khoai tây luộc, nghiền hoặc nướng mỗi tuần thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 sẽ tăng 4%, nếu sử dụng khoai tây chiên, nguy cơ này tăng lên đến 19%. Ngoài ra, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo làm nguyên bệnh tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như tăng huyết áp, tăng mỡ máu. Ngoài ra, khoai tây chiên còn chứa nhiều calo, có thể gây tăng cân không kiểm soát.

Chuối

Khoảng 93% lượng calo trong chuối đến từ carbohydrate. Carbohydrate trong chuối ở dạng đường và tinh bột. Một quả chuối cỡ trung bình chứa khoảng 14g đường và 6g tinh bột. Như vậy, chuối chứa nhiều carbohydrate khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn các loại thực phẩm khác.

chuối

Chuối chín chứa lượng tinh bột kháng ít hơn chuối xanh, đồng thời chứa nhiều đường hơn, hấp thu tinh bột nhanh hơn. Điều đó ó nghĩa là chuối chín sẽ có chỉ số Gl cao hơn và sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng nhanh hơn so với chuối xanh hoặc chưa chín.

Bí đỏ

Bí đỏ (hay bí ngô) nếu ăn một khẩu phần nhất định sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến đường huyết, nhưng nếu ăn quá nhiều bí đỏ một lúc có thể làm đường huyết tăng vọt.

Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn được bí đỏ, tuy nhiên cần chú ý về liều lượng bổ sung vào cơ thể, không nên ăn quá nhiều bởi bí đỏ được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết (GI) cao ở 75, trong khi đó tải lượng đường huyết (GL) thấp ở 3. Điều này có nghĩa là nếu ăn một lượng bí đỏ vừa phải thì ít ảnh hưởng đến đường huyết, đồng thời mang lại nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu người bệnh tiểu đường ăn một lượng lớn bí đỏ có thể làm tăng đường huyết đáng kể, vì vậy cần kiểm soát khẩu phần ăn để tránh biến chứng tiểu đường.

bí đỏ

Ngô

Mặc dù bắp (ngô) chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe nhưng loại thực phẩm này lại được xếp vào nhóm chứa tinh bột, và chỉ số đường huyết của bắp cũng khá cao (chỉ số GI của bắp là 69). Bắp (ngô) được xếp vào nhóm thực phẩm có thể làm tăng đường huyết sau khi ăn.

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, 1/2 chén ngô nấu chín hoặc 1/2 chén ngô luộc chứa 15 gam carbohydrate, trong khi đó, lượng carbohydrate mỗi bữa được khuyến nghị cho người tiểu đường dao động từ 45 đến 60 gam nên bệnh nhân vẫn có thể ăn khoảng 1/2 chén ngô luộc mỗi bữa.

ngô

Mặc dù ngô có chứa nhiều chất bột đường không tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng điều đó không có nghĩa là bạn hoàn toàn phải cắt ngô ra khỏi thực đơn dinh dưỡng, dù vậy, chỉ nên ăn khoảng 1/2 chén là vừa đủ.

Nước ép trái cây

Không phải tất cả nước trái cây đều tốt cho sức khỏe. Nước ép tốt nhất là nước ép từ trái cây, rau củ tươi và hữu cơ. Nước ép làm sẵn hoặc sử dụng trái cây, rau củ chứa nhiều đường và chất bảo quản có thể dẫn đến nhiều vấn đề hơn về sức khỏe tổng thể của một người.

Nước ép trái cây có thể gây nguy hiểm cho những người mắc chứng rối loạn ăn uống. Những người bị kháng insulin hoặc mắc bệnh đái tháo đường cũng nên tránh uống nước ép trái cây vì nó khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn nhiều so với việc ăn trái cây hoặc rau quả giàu chất xơ. Tốt nhất, trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào đối với lối sống hoặc chế độ ăn uống bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị.

nước ép

Đặc biệt, Tổ chức Bệnh đái tháo đường Defeat khuyến cáo người bệnh tiểu đường tuyệt đối không sử dụng nước ép dưa hấu. Nguyên nhân chính là do lượng đường trong hoa quả sẽ tăng lên nếu sử dụng dưới dạng nước ép hoa quả, trong khi chất xơ trong trái cây lại là thành phần then chốt có khả năng làm cản trở, làm chậm lại, làm giảm hấp thu đường vào ruột.

Theo Live Science

Loại quả người Việt tưởng bổ nhưng lại cực độc nếu không sử dụng đúng cách

Xe buýt chở hàng chục người đâm nhau kinh hoàng gây đám cháy lớn ngay tuyến đường huyết mạch: Hiện trường lập tức bị phong tỏa, các phương tiện chìm trong biển lửa

Hà Nội thu hồi đất gần 800 hộ dân để mở rộng tuyến đường huyết mạch đoạn qua Hà Đông - Văn Điển

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/5-loai-cu-qua-lam-duong-huyet-tang-vot-thu-cuoi-cung-ai-cung-bat-ngo-d110073.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    5 loại củ, quả làm đường huyết tăng vọt, thứ cuối cùng ai cũng bất ngờ
    POWERED BY ONECMS & INTECH