Cần sớm xây dựng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ ngành thép trong nước

14-07-2023 06:33|Nguyễn Giang

Theo các chuyên gia nhận định, hàng rào kỹ thuật là giải pháp linh hoạt để áp dụng chung cho sản phẩm nhập khẩu từ bên ngoài, đồng thời ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh…

hihihih

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2023, lượng nhập các sản phẩm thép vào Việt Nam đạt hơn 5,06 triệu tấn; trong đó lượng nhập khẩu thép từ Trung Quốc đạt hơn 2,65 triệu tấn, chiếm hơn 52% tổng sản lượng thép nhập khẩu từ tất cả các quốc gia vào Việt Nam. Đặc biệt trong tháng 3/2023, lượng nhập thép từ Trung Quốc tăng 146% so với cùng kỳ năm 2022.

Các chuyên gia nhận định, việc thép được nhập khẩu tràn lan có thể khiến ngành thép trong nước mất cơ hội việc làm cho khoảng 40.000 lao động; phải chi ra hàng tỷ USD để nhập khẩu mỗi năm, trong khi hàng trong nước không bán được, doanh nghiệp thua lỗ và hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Mới đây, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng, Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất xem xét xây dựng hàng rào kỹ thuật cho các sản phẩm thép sản xuất trong nước và nhập khẩu. Theo VSA, trong 6 tháng đầu năm nay, sản xuất và tiêu thụ thép thành phẩm các loại giảm lần lượt 20% và 18% so với cùng kỳ năm trước.

Theo nhận định của VSA, thép là mặt hàng có lượng nhập khẩu lớn, đồng thời lại là ngành công nghiệp cốt lõi, xương sống, do vậy chất lượng thép tác động đến nhiều ngành kinh tế khác nhau. Thế nhưng hiện nay các sản phẩm thép nhập khẩu không nằm trong danh mục các mặt hàng nhóm 2 của Bộ Công Thương, nhà nhập khẩu chỉ cần tuyên bố tiêu chuẩn áp dụng và không thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng. 

Trong khi đó, hiện các quốc gia trên thế giới đang tăng cường áp dụng triệt để các hàng rào kỹ thuật và biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Các rào cản kỹ thuật được áp dụng rõ ràng tại các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, Anh... Cụ thể, các sản phẩm khi xuất khẩu sang các quốc gia này đều yêu cầu có chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia nhập khẩu đối với các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu. Mục tiêu của các giấy phép này là ngăn chặn lượng nhập khẩu sản phẩm kém chất lượng, tăng cường khâu kiểm soát với thép nhập khẩu.

Đáng quan tâm, gần như các sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam đều có thuế bằng 0%. Bên cạnh đó, các biện pháp phòng vệ thương mại như tự vệ phôi thép đã bị dỡ bỏ. Các sản phẩm thép khác như tôn mạ, tôn màu, ống thép, thép dự ứng lực… đều không phải chịu bất kỳ biện pháp phòng vệ thương mại nào. Do vậy, việc nhập khẩu các sản phẩm thép không có quy trình kiểm tra chất lượng như các quốc gia khác dẫn đến thép nhập khẩu đa dạng về chủng loại, chất lượng, chưa được đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam, chưa có sự kiểm soát về chất lượng và chủng loại.

hihihihi

Chia sẻ ở góc nhìn doanh nghiệp, ông Trần Tuấn Đại - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần công nghiệp Á Mỹ cho biết, hàng rào kỹ thuật Việt Nam tuy có nhưng rất đơn giản khi chỉ đánh giá sản phẩm mẫu. Do vậy, ông Đại cho rằng, hàng rào thuế quan, thúc đẩy tự do thương mại… nhưng đều có những quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng đối với bất kỳ hàng hóa nào muốn nhập khẩu vào thị trường nội địa.

“Nghĩa là họ vẫn muốn bảo vệ sản xuất trong nước, đảm bảo chất lượng hàng hóa đến tay người dùng”, ông Đại nói.

Đồng Quan điểm, lãnh đạo một doanh nghiệp thép có trụ sở tại Hà Nội cho rằng, doanh nghiệp trong nước căng mình chịu trận khó khăn để duy trì sản xuất, giữ chân lao động, trong khi mỗi năm vẫn chi hàng tỉ USD nhập khẩu thép hưởng thuế 0% và không phải chịu bất kỳ biện pháp phòng vệ thương mại nào là một nghịch lý. “Do đó cần thiết lập hàng rào kỹ thuật chất lượng nhằm mục đích kiểm soát tuân thủ chất lượng, điều tiết lượng hàng nhập khẩu. Bởi thực tế nhiều nước đã dựng hàng rào quy chuẩn kỹ thuật khắt khe”, vị này nêu quan điểm.

Dưới góc nhìn chuyên gia, luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI cũng nhận định, cần sớm xây dựng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ sản xuất trong nước cũng như chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Cũng theo luật sư Trương Thanh Đức, việc tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại là tất yếu, Việt Nam đã từng tăng thuế với loại thép có chứa nguyên tố hợp kim vi lượng boron để tránh tình trạng gian lận thương mại thì việc xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng đối với hàng nhập khẩu là việc cần làm. Nhất là với sản phẩm thép nói chung khi ngành sản xuất trong nước đủ khả năng cung ứng cho thị trường, cần hạn chế nhập khẩu.

“Tiêu chuẩn kỹ thuật là vô chừng, linh hoạt và do mỗi nước công bố, phù hợp với văn hóa, thói quen cũng như các quy định chung của từng quốc gia. Điều này cũng tương tự hàng loạt quốc gia đã áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng cho bất kỳ hàng hóa nào trước khi nhập khẩu vào thị trường của họ”, luật sư Trương Thanh Đức nói.

Cường quốc sát Việt Nam chi 20 tỷ USD xây ‘siêu’ cầu vượt biển dài nhất hành tinh: Sử dụng 420.000 tấn thép, chứa đường hầm ngầm dài 7km

Tập đoàn Hoa Sen rót thêm 320 tỷ đồng vào công ty sản xuất ống thép

Theo diendandoanhnghiep.vn
https://diendandoanhnghiep.vn/can-som-xay-dung-hang-rao-ky-thuat-de-bao-ve-nganh-thep-trong-nuoc-247372.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cần sớm xây dựng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ ngành thép trong nước
    POWERED BY ONECMS & INTECH